Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Quy trình Thành lập công ty tại Tiền Giang
  • Thứ ba, 14/11/2023 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 236 Lượt xem

Quy trình Thành lập công ty tại Tiền Giang

Ai có quyền thành lập công ty tại Tiền Giang? Thủ tục thành lập công ty như thế nào? Quý vị hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau

Thủ tục thành lập công ty tại Tiền Giang nói riêng và thành lập công ty trên cả nước nói chung hiện nay đã không còn quá phức tạp vì có sự hỗ trợ của hệ thống internet. Và thủ tục này sẽ càng đơn giản hơn nếu Quý vị sử dụng dịch vụ thành lập công ty từ các đơn vị uy tín.

Giới thiệu tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam, Việt Nam. Tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh lỵ của tỉnh là Thành phố Mỹ Tho, nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Tây Nam và cách Thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Đông Bắc theo đường Quốc lộ 1.

Tiền Giang có đường bờ biển dài 32 km với địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền,sông Vàm Cỏ và sông Soài Rạp,phần dọc sông Tiền chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch.

Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện với 172 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 8 thị trấn, 22 phường và 142 xã.

Năm 2018, Tiền Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 14 về dân số, xếp thứ 21 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 32 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 45 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.772.785 người dân, GRDP năm 2021 đạt 100.315 tỉ Đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 56,4 triệu đồng (tương ứng với 2.405 USD).

Ai có quyền thành lập công ty tại Tiền Giang?

Ai có quyền thành lập công ty tại Tiền Giang? Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, quản lý doanh nghiệp như sau:

Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trongcác mục đích sau đây:

a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy địnhtại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;

b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.

Những lưu ý khi thành lập công ty tại Tiền Giang

Thứ nhất: Lưu ý khi đặt tên công ty

Tên công ty không được vi phạm những điều cấm sau đây:

– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật Doanh nghiệp;

– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;

– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Thứ hai: Đăng ký trụ sở chính công ty

– Trụ sở công ty không được ở nhà tập thể, nhà chung cư. Để bảo đảm hoạt động kinh doanh khi thuê nhà, mượn nhà làm trụ sở công ty Quý khách hàng nên ký kết hợp đồng thuê nhà, mượn nhà;

– Trụ sở công ty phải liên hệ được, có người nhận thư báo, tránh trường hợp cơ quan thuế, cơ quan đăng ký công ty gửi thư phát không có người nhận sẽ bị liệt vào công ty không kinh doanh tại trụ sở và bị đóng mã số thuế, khóa mã số doanh nghiệp.

– Công ty nên cố định trụ sở vì khi thay đổi trụ sở khác quận, huyện đang đăng ký phải thực hiện thủ tục chốt thuế chuyển quận trước khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp.

Thứ ba: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Cá nhân, tổ chức thành lập công ty tại Tiền Giang có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp sau: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh.

Quý khách hàng kinh doanh các ngành nghề thông thường nên lựa chọn 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến là Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần.

Thứ tư: Đăng ký vốn điều lệ

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì vốn điều lệ do doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm (kể cả các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp cũng chỉ cần kê khai đủ mức vốn quy định mà không cần chứng minh hay xác nhận nguồn vốn thực tế).

Tuy nhiên, một số ngành nghề kinh doanh sẽ yêu cầu số vốn điều lệ tối thiểu (ví dụ lĩnh vực tài chính – ngân hàng). Vì thế Quý khách hàng cần phải tìm hiểu kỹ các quy định khi hoạt động các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Thứ năm: Đăng ký ngành nghề kinh doanh

Hiện nay, doanh nghiệp được kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm. Tuy nhiên, công ty chỉ được phép kinh doanh các ngành nghề mà mình đã đăng ký và kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, công ty nên lựa chọn phạm vi rộng khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh cho công ty trong hồ sơ đăng thành lập công ty.

Quy trình Thành lập công ty tại Tiền Giang

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ, thông tin thành lập công ty theo quy định

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty theo từng loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn

Bước 3: Nộp bộ hồ sơ thành lập công ty đầy đủ tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại

Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 5: Khắc dấu tròn doanh nghiệp

Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng, thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử

Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp

Bước 9: Khai thuế ban đầu, Đề nghị sử dụng hóa đơn VAT

Bước 10: Báo cáo thuế, và làm sổ sách định kỳ hàng tháng, quý, năm

Sau khi thành lập công ty tại Tiền Giang cần phải làm gì?

– Đặt biển và treo biển công ty tại trụ sở đăng ký của công ty theo quy định;

– Nộp tờ khai lệ phí môn bài:

Năm đầu tiên thành lập, doanh nghiệp được miễn môn bài nhưng vẫn phải nộp tờ khai.

Từ năm thứ hai trở đi, nộp lệ phí môn bài theo mức sau: Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống: 2.000.000 VNĐ, trên 10 tỷ: 3.000.000 VNĐ.

– Nộp thông báo tính thuế giá trị gia tăng.

– Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng;

– Mua chữ ký số, hóa đơn điện tử, khắc dấu công ty.

Dịch vụ thành lập công ty tại Tiền Giang thông qua Luật Hoàng Phi

Thành lập công ty thông qua dịch vụ của một đơn vị uy tín như công ty Luật Hoàng Phi sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian tìm hiểu pháp luật, tìm hiểu thủ tục thành lập công ty, thời gian đi lại…Dịch vụ thành lập công ty tại Tiền Giang sẽ bao gồm:

– Tư vấn pháp luật;

– Tư vấn thủ tục thành lập công ty, tư vấn dịch vụ, báo phí;

– Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty;

– Nộp hồ sơ thành lập công ty đến cơ quan nhà nước;

– Nhận kết quả và giao lại khách hàng;

– Hỗ trợ mua chữ ký số, khắc dấu, kê khai thuế cho doanh nghiệp mới.

Trên đây là nội dung bài viết về Quy trình thành lập công ty tại Tiền Giang, Quý khách hàng cần giải đáp thắc mắc hoặc liên hệ dịch vụ vui lòng gọi Hotline Luật Hoàng Phi: 0981.378.999

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa, chúng tôi thự chiện bài viết với những chia sẻ này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để ghi nhận địa chỉ công ty mới trên giấy chứng nhận đăng ký kinh...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Hà Nam

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế là trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ khỏi nơi đã đăng ký tới một địa chỉ mới trong cùng quận/huyện/thành phố trực thuộc...

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi