Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Các bước thành lập công ty may mặc thế nào?
  • Thứ sáu, 19/04/2024 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 2101 Lượt xem

Các bước thành lập công ty may mặc thế nào?

Để thành lập công ty may mặc, khách hàng cần chuẩn bị những gì và thủ tục thành lập ra sao? Hãy tham khảo bài viết sau đây để trả lời câu hỏi trên.

Những công ty như May10, Việt Tiến hay Đức Giang tại Việt Nam đã và đang tạo nên uy tín lớn trong lĩnh vực may mặc trong nước, bất chấp các tên tuổi may mặc nổi tiếng thế giới đang tràn ngập thị trường. Công với đó, nhu cầu may mặc của mọi người ngày càng lớn, ngày một nhiều các doanh nghiệp trong nước được thành lập để kinh doanh mặt hàng may mặc, thời trang. Để thành lập công ty may mặc, khách hàng cần chuẩn bị những gì và thủ tục thành lập ra sao?

Mã ngành khi thành lập công ty may mặc

Công ty may mặc thực chất là công ty đăng ký kinh doanh có các ngành nghề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực may mặc và thời trang. Chính vì thế, quan trọng khi thành lập loại hình công ty này là phải đảm bảo có các ngành nghề kinh doanh cơ bản liên quan đến may mặc như:

+ Mã ngành 4771: Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh

+ Mã ngành 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt

+ Mã ngành 1511: Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú

+ Mã ngành 1430: Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc

+ Mã ngành 1410: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)

+ Mã ngành 1323: Sản xuất thảm, chăn đệm

+ Mã ngành 1321: Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác

+ Mã ngành 1311: Sản xuất sợi

+ Mã ngành 1313: Hoàn thiện sản phẩm dệt

+ Mã ngành 1312: Sản xuất vải dệt thoi

+ Mã ngành 1329: Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu

+ Mã ngành 1420: Sản xuất sản phẩm từ da lông thú

+ Mã ngành 1322: Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục)

+ Mã ngành 4751: Bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh

+ Mã ngành 1512: Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm

+ Mã ngành 4641: Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép

Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể đăng ký kinh doanh các ngành nghề kinh doanh khác mà Pháp luật không cấm, không nhất thiết công ty may mặc chỉ được kinh doanh các hoạt động liên quan đến may mặc.

Lưu ý: Các ngành nghề kinh doanh được áp theo mã ngành kinh doanh cấp 4 trong Hệ thống ngành nghề kinh doanh Việt Nam ( Được ban hành kèm Quyết định 27/2018)

Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn, hỗ trợ khách hàng lựa chọn các ngành nghề kinh doanh phù hợp nhất cho việc thành lập công ty may mặc.

Hồ sơ thành lập công ty may mặc bao gồm những gì?

Hồ sơ thành lập công ty may mặc sẽ bao gồm những tài liệu sau:

– Giấy đề nghị Đăng ký thành lập doanh nghiệp.

– Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;

– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

+ Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;

+ Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

– Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;

– Văn bản ủy quyền và chứng minh nhân dân cho người được ủy quyền thành lập công ty

– Các giấy tờ, văn bản khác nếu có (Luật Hoàng Phi sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị trong từng trường hợp)

Thời gian xử lý Hồ sơ tính từ ngày nộp hồ sơ là từ 3-5 ngày làm việc, tổng thời gian từ khi khách hàng yêu cầu Luật Hoàng Phi thành lập công ty đến khi khách hàng nhận kết quả đăng ký kinh doanh là từ 4-6 ngày làm việc.

Các bước thành lập công ty may mặc đơn giản

Khách hàng chỉ cần cung cấp cho chúng tôi bản sao có công chứng một trong các loại giấy tờ như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu, mọi công việc còn lại Luật Hoàng Phi sẽ trực tiếp thực hiện.

Trường hợp giấy tờ cá nhân của khách hàng chưa có công chứng, chúng tôi sẽ công chứng miễn phí cho khách hàng.

Luật Hoàng Phi sẽ trực tiếp hỗ trợ khách hàng thành lập công ty kinh doanh ngành nghề may mặc theo các bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn các thông tin cơ bản cho công ty đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết về chủ sở hữu, thành viên

Bước 2: Từ những thông tin được cung cấp, tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Bước 3 : Nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký kinh doanh

Bước 4: Hướng dẫn và thực hiện các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

Khách hàng chỉ cần cung cấp cho chúng tôi bản sao có công chứng một trong các loại giấy tờ như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu, mọi công việc còn lại Luật Hoàng Phi sẽ trực tiếp thực hiện. Trường hợp giấy tờ cá nhân của khách hàng chưa có công chứng, chúng tôi sẽ công chứng miễn phí cho khách hàng.

Kinh nghiệm mở công ty may mặc

Thứ nhất: Đặt tên cho công ty may mặc đúng quy định

Tên doanh nghiệp gắn với thương hiệu của doanh nghiệp, việc đặt tên giúp phân biệt doanh nghiệp với các đơn vị kinh doanh khác trên thị trường rất quan trọng. Ngoài việc đặt tên hay, phù hợp với đường sự nghiệp, tài vận của chủ doanh nghiệp để đem lại may mắn, Quý vị cần lưu ý đến việc đặt tên đúng quy định pháp luật. Trong Luật Doanh nghiệp hiện hành, Điều 38 quy định về những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp và Điều 41 về xác định tên trùng, tên gây nhầm lẫn, cụ thể như sau:

Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều 41. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

3. Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.

Thứ hai: Về vốn góp

Những người khởi nghiệp nói chúng và những người khởi nghiệp với công ty may mặc nói riêng thường có rất nhiều các câu hỏi về vốn như: Nhà nước có quy định số vốn với công ty may mặc không? Nếu có thì mức tối thiểu, tối đa như thế nào? Ngoài tiền có thể góp vốn bằng những tài sản gì? Việc góp vốn phải được thực hiện một lần hay trong bao lâu?…

Chúng tôi xin làm rõ một vài trong số những thắc mắc phổ biến:

+ Pháp luật không có quy định về số vốn cụ thể với công ty may mặc hay khống chế số vốn tối thiểu và tối đa với ngành nghề kinh doanh này do hướng tới việc tự chủ kinh doanh của các cá nhân, tổ chức.

+ Ngoài tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi), các thành viên có thể góp vốn bằng vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác được định giá bằng đồng Việt Nam. Tuy nhiên cần lưu ý về thủ tục định giá tài sản góp vốn (nếu tài sản góp vốn không phải là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng) và thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn phù hợp với quy định pháp luật.

+ Thông thường, Quý vị thường lựa chọn công ty cổ phần hay công ty TNHH là loại hình để thành lập công ty may mặc, theo đó, pháp luật quy định thời gian để hoàn thành xong nghĩa vụ góp vốn của cổ đông, chủ sở hữu, thành viên góp vốn là 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp có quy định khác.

Thứ ba: Về địa chỉ công ty may mặc

Địa chỉ công ty cần phải rõ ràng, chính xác để đảm bảo kê khai thông tin khi đăng ký doanh nghiệp, phục vụ các công tác nhận giấy tờ, tài liệu từ cơ quan, tổ chức. Khi mới thành lập công ty để tiết kiệm chi phí cho các hoạt động của công ty, Quý vị có thể mượn, hoặc thuê địa chỉ nhỏ, với mức giá bình dân.

Thứ tư: Về lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Hiện nay pháp luật doanh nghiệp quy định có 5 loại hình doanh nghiệp, trong đó có 3 loại công ty. Mỗi loại hình đều có những ưu, nhược điểm nhất định phụ thuộc vào nhu cầu của Quý vị trong việc quyết định về quy mô thành viên, vốn góp, nghĩa vụ tài chính,… Quý vị cần tham khảo kỹ Luật Doanh nghiệp hoặc lựa chọn đơn vị luật hỗ trợ thành lập để được tư vấn kỹ càng, từ đó đưa ra lựa chọn sáng suốt.

Thứ năm: Về lựa chọn người đại diện theo pháp luật cho công ty may mặc

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Kế thừa tinh thần Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Doanh nghiệp hiện hành vẫn quy định công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp quy định nhiều người đại diện theo pháp luật cần lưu ý phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện trong điều lệ doanh nghiệp. Nếu không phân chia rõ ràng quyền, nghĩa vụ của từ người đại diện, mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thứ sáu: Về đóng thuế sau khi thành lập công ty may mặc

+ Thuế môn bài: Mức đóng thuế môn bài phụ thuộc vào mức vốn điều lệ mà công ty đăng ký. Công ty phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Thuế giá trị gia tăng: Đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đóng sau khi kết thúc năm tài chính

+ Thuế xuất khẩu (Đối với doanh nghiệp xuất khẩu): Đóng khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa.

+ Thuế nhập khẩu (Đối với doanh nghiệp nhập khẩu): Đóng khi thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa.

Thứ bảy: Về xây dựng thương hiệu truyền thống và Online cho công ty may mặc

Khi thành lập công ty mọi doanh nghiệp đều muốn xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp mình, cho nên cần chú ý xây dựng thương hiệu dạng dễ nhớ, dễ đọc, ngắn gọn, xúc tích và đặc biệt phải có ý nghĩa đối với khách hàng và với ngành nghề mình kinh doanh. Đặc biệt phải kết hợp giữa Marketing truyền thống và Marketing online trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển.

Để xây dựng thương hiệu uy tín, bền vững, tránh được các hành vi làm nhái, sao chép gắn mác công ty gây tổn hại đến thương hiệu, Quý vị cần lưu ý đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền cho các tài sản trí tuệ của công ty. Ví dụ: đăng ký nhãn hiệu cho tên riêng doanh nghiệp, dòng sản phẩm của doanh nghiệp, đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm, đăng ký bản quyền cho hình thức thể hiện sản phẩm hay bản thiết kế sản phẩm.

Luật Hoàng Phi hỗ trợ từ A-Z về thành lập công ty may mặc

Thấu hiểu được những khó khăn khi khách hàng gặp phải khi thực hiện các thủ tục doanh nghiệp cũng như để tiết kiệm thời gian, công sức cho công ty, chúng tôi mang đến cho quý khách những gói dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh đa dạng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi, khách hàng sẽ :

– Tư vấn khái quát các vấn đề mà công ty muốn thay đổi, báo giá dịch vụ và hướng dẫn chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết

– Trực tiếp hoặc hướng dẫn khách hàng soạn hồ sơ

– Nộp hồ sơ qua mạng cho khách hàng, sửa đổi hồ sơ, khi khách hàng có nhu cầu

– Nộp phí và nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại Cơ quan Nhà nước

– Nhận kết quả đăng ký kinh doanh đã được thay đổi, trả kết quả hồ sơ đến khách hàng nhanh nhất

Quý khách hàng quan tâm và muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty may mặc nhanh nhất và chi phí hợp lý nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các thông tin sau:

– Công ty TNHH Tư vấn đầu tư & Sở hữu trí tuệ Hoàng Phi

– Yêu cầu dịch vụ: 0981.150.868

– Yêu cầu dịch vụ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa, chúng tôi thự chiện bài viết với những chia sẻ này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để ghi nhận địa chỉ công ty mới trên giấy chứng nhận đăng ký kinh...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Hà Nam

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế là trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ khỏi nơi đã đăng ký tới một địa chỉ mới trong cùng quận/huyện/thành phố trực thuộc...

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi