Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi
  • Thứ sáu, 19/04/2024 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 1744 Lượt xem

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi

Kinh doanh dịch vụ taxi là việc kinh doanh vận tải hành khách sử dụng các loại xe ô tô có thể chứa dưới 9 người, thực hiện các công đoạn vận tải gồm lái xe, vận chuyển hành khách và thu cước phí.

Trên thị trường hiện nay có hàng ngàn các công ty kinh doanh dịch vụ taxi, vậy làm sao để thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi? Kinh doanh dịch vụ taxi là gì? Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh?

Quý khách hàng theo dõi nội dung bài viết Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi Luật Hoàng Phi chia sẻ dưới đây để có thêm các thông tin hữu ích.

Kinh doanh dịch vụ taxi là gì?

Kinh doanh dịch vụ taxi là hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ vận chuyển khách bằng xe taxi từ điểm đi đến điểm đến theo yêu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh dịch vụ taxi sở hữu và điều hành một hoặc nhiều xe taxi để đáp ứng nhu cầu di chuyển của khách hàng trong một khu vực cụ thể.

Kinh doanh dịch vụ taxi thường bao gồm các hoạt động sau:

– Sở hữu và quản lý xe taxi: Doanh nghiệp sở hữu và duy trì một số lượng xe taxi để phục vụ khách hàng. Xe taxi có thể được mua mới, thuê hoặc sử dụng mô hình chia sẻ xe.

– Tuyến đường và vùng hoạt động: Công ty taxi quyết định vùng hoạt động và tuyến đường mà xe taxi của họ có thể hoạt động. Điều này có thể bao gồm các khu vực thành phố, ngoại ô, sân bay hoặc các địa điểm du lịch khác.

– Đặt chỗ và gọi xe: Khách hàng có thể đặt chỗ hoặc gọi xe taxi thông qua điện thoại, ứng dụng di động hoặc trang web. Các công ty taxi cũng có thể cung cấp dịch vụ đặt xe trực tuyến để thuận tiện cho khách hàng.

– Dịch vụ vận chuyển: Khi có yêu cầu từ khách hàng, tài xế taxi sẽ đến điểm đón khách và vận chuyển họ đến điểm đến được yêu cầu. Dịch vụ taxi có thể được cung cấp theo hình thức chuyến đi hoặc theo thời gian chờ đợi.

– Thanh toán: Khách hàng trả tiền cho dịch vụ taxi thông qua tiền mặt hoặc các phương thức thanh toán điện tử khác, như thẻ tín dụng hoặc ứng dụng di động.

Căn cứ pháp lý cho việc thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi

– Luật doanh nghiệp năm 2020;

– Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

– Thông tư 17/2022/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của bộ trưởng bộ giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

– Luật đầu tư năm 2020;

– Luật giao thông đường bộ năm 2008;

– Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

– Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

– Thông tư 02/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của bộ trưởng bộ giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

Yêu cầu đối với Kinh doanh dịch vụ taxi là gì?

Kinh doanh dịch vụ taxi là việc kinh doanh vận tải hành khách sử dụng các loại xe ô tô có thể chứa dưới 9 người, thực hiện các công đoạn vận tải gồm lái xe, vận chuyển hành khách và thu cước phí.

Ô tô để kinh doanh dịch vụ taxi phải có niên hạn sử dụng từ 12 năm trở xuống, không được phép sử dụng các xe cải tạo, xe tương tự để kinh doanh dịch vụ taxi.

Kinh doanh dịch vụ taxi sẽ thực hiện đưa khách từ vị trí này đến vị trí khác theo yêu cầu của khách hàng.

Khi kinh doanh dịch vụ này trên ô tô taxi phải có đồng hồ tính tiền chuyến đi, hoặc sử dụng các phần mềm điện tử giúp đặt xe, hủy đặt xe, tính tiền chuyến đi, kết nối với khách hàng.

Người thực hiện điều kiển xe taxi phải có các bằng cấp, chứng chỉ phù hợp để chạy xe.

Kinh doanh dịch vụ taxi phải có các giấy tờ chứng minh về đạt tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ để có thể hoạt động của cơ quan có thẩm quyền.

Để kinh doanh dịch vụ taxi trước hết các chủ thể thực hiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định.

Các quy định về kinh doanh dịch vụ taxi?

– Về xe taxi:

+ Có gắn phù hiệu xe taxi.

+ Từ xe taxi được dán cố định.

+ Đồng hồ tính tiền trên xe taxi đảm bảo:

+ Được cơ quan có thẩm quyền kiểm định, có công cụ in hóa đơn.

+ Được gắn ở nơi dễ quan sát.

+ Phiếu thu tiền có các thông tin về tên đơn vị kinh doanh taxi, biển số xe, cự ly chuyến đi, số tiền khách phải trả.

+ Xe có phần mềm tính tiền:

+ Có thiết bị kết nối với khách hàng để đặt xe, hủy xe.

+ Giá tiền.

+ Phần mền đảm bảo theo quy định pháp luật.

+ Công ty kinh doanh dịch vụ có sử dụng phần mềm tính tình phải gửi hóa đơn điện tử chuyến đi cho khách, cho cơ quan thuế.

+ Công ty thông báo đến Sở giao thông vận tải phương thức tính tiền.

– Có bố chí nơi dừng, đỗ, đón, trả khách:

+ Điểm dừng đón, trả khách đảm bảo an toàn gia thông, được báo hiểu bằng biển báo, vạch kẻ theo quy định.

+ Điểm đỗ xe taxi gồm điểm đỗ do công ty quản lý, điểm đỗ công cộng.

+ Điểm đỗ xe đảm bảo trật tự, an toàn, không làm ùn tắc, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy.

– Trách nhiệm của công ty kinh doanh:

+ Xây dựng thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn giao thông.

+ Có bộ phận quản lý theo dõi về điều kiện an toàn giao thông.

+ Có đồng phụ và thẻ tên cho lái xe.

+ Thực hiện các yêu cầu khác đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh.

– Người lái xe taxi:

+ Phải đeo thẻ tên, đồng phục đúng quy định.

+ Thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn giao thông.

+ Thu đúng tiền cước.

+ Giữ vệ sinh xe taxi.

+ Có bằng cấp, chứng chỉ lái xe theo quy định.

+ Cung cấp thông tin về tuyến đường theo yêu cầu, giúp đỡ hành khách đi xe,

+ Thực hiện đúng quy định khác theo Luật giao thông đường bộ.

– Về hành khách đi xe:

+ Chấp hành theo sự hướng dẫn của người lái xe.

+ Yêu cầu người lái xe cung cấp lịch trình.

+ Trả tiền cước..

+ Có quyền khiếu nại, phản ánh về những hành vi vi phạm.

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm các thành phần sau: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu); Dự thảo điều lệ; Danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông sáng lập; Bản sao chứng minh thư của các thành viên góp vốn hoặc cổ đông sáng lập nếu thành viên là cá nhân; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu là tổ chức kèm với bản sao CMND/CCCD của đại diện quản lý vốn của tổ chức; Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

Thời gian xử lý hồ sơ: 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ.

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận phải công bố thông tin doanh nghiệp công khai trên Cổng thông tin quốc gia (trong thời hạn 30 ngày).

Bước 4: Khắc dấu

Việc khắc con dấu do Doanh nghiệp linh động về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. 

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh danh dịch vụ taxi?

Kinh doanh dịch vụ taxi là một trong những ngành nghề kinh doanh vận tải, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do vậy để công ty đi vào hoạt động chủ thể phải thực hiện xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ taxi.

Xin cấp giấy phép kinh doanh được thực hiện theo trình tự như sau:

– Chuẩn bị hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.

+ Bản sao bằng, chứng chỉ người điều khiển xe taxi.

+ Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện an toàn giao thông.

– Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh.

Hiện nay cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ taxi là Sở giao thông vận tải.

– Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép kinh doanh cho công ty trong thời hạn 05 ngày làm việc, các trường hợp không cấp giấy phép phải nêu rõ lý do.

– Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phải tiến hành kiểm tra tính xác thực của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trước khi cấp giấy phép kinh doanh.

– Thực hiện trả kết quả cho công ty trực tiếp tại trụ sở cơ quan hoặc thông qua đường bưu điện, các phương thức khác theo quy định.

Giấy phép kinh doanh dịch vụ taxi?

Giấy phép kinh doanh dịch vụ taxi được Sở giao thông vận tải cấp, bao gồm những nội dung chính như sau:

– Tên công ty kinh doanh dịch vụ taxi.

– Giấy chứng nhận đăng ký công ty.

– Người đại diện theo pháp luật của công ty.

– Hình thức kinh doanh là vận tải hành khách bằng taxi.

– Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh.

– Với các trường hợp giấy phép kinh doanh bị mất hoặc hư hỏng, công ty có thể thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh.

– Với các trường hợp nhất định như thông tin hồ sơ sai lệch, ngừng kinh doanh, chấm dứt hoạt động,… bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh.

Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi của Luật Hoàng Phi?

Kinh doanh dịch vụ taxi là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy thủ tục để thành lập có phần phức tạp và khó khăn hơn.

Vì vậy quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Luật Hoàng Phi chúng tôi.

Luật Hoàng Phi luôn cam kết là nơi cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng, tư vấn cho quý khách hàng nhiệt tình, chi tiết nhất.

Chúng tôi sẽ cung cấp gói dịch vụ ưu đãi, hợp lý, đảm bảo giúp cho khách hàng hoàn thiện mọi thủ tục pháp lý để đi vào hoạt động.

Nếu muốn tư vấn và hỗ trợ về Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ taxi hãy liên hệ Luật Hoàng Phi 0981.378.999, email lienhe@luathoangphi.vn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa, chúng tôi thự chiện bài viết với những chia sẻ này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để ghi nhận địa chỉ công ty mới trên giấy chứng nhận đăng ký kinh...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Hà Nam

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế là trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ khỏi nơi đã đăng ký tới một địa chỉ mới trong cùng quận/huyện/thành phố trực thuộc...

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi