Trang chủ Thông tin cần biết Thẩm quyền của Tòa án là gì?
  • Thứ bẩy, 25/03/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 1255 Lượt xem

Thẩm quyền của Tòa án là gì?

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

Tòa án là một trong những cơ quan quyền lực Nhà nước. Nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân trong cả nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết nhất định về tòa án nhân dân.

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quy bạn đọc những nội dung cơ bản xoay quanh vấn đề: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân.

Tòa án nhân dân là gì?

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền của con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Thẩm quyền của Tòa án là gì?

Thẩm quyền dân sự của toà án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục Tố tụng dân sự của toà án. Do đó các chức năng, nhiệm vu, trình tự hay thủ tục cần tiến hành theo quy định của Hiến pháp, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân sự.

Cơ cấu tổ chức của từng cấp Tòa án nhân dân

– Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm.

+ Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

+ Bộ máy giúp việc.

+ Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng:

Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.

– Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao.

+ Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.

+ Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

+ Bộ máy giúp việc.

Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

– Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Ủy ban Thẩm phán.

+ Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

+ Bộ máy giúp việc.

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

– Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

+ Bộ máy giúp việc.

+ Chánh án, Phó CHánh án, Chánh Tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động.

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân

Thứ nhất: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao

Căn cứ quy định tại Điều 20 – Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Tòa án nhân dân Tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

– Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

– Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường họp do lậut định.

– Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

– Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.

– Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa quân sự về tổ chức theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và các lậut có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.

– Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật.

Thứ hai: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao

Căn cứ quy định tại Điều 20 – Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, cụ thể:

– Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

– Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

Thứ ba: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là Tòa án nhân dân cấp tỉnh)

Quy định tại Điều 37 – Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, như sau:

– Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.

– Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh vả tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

– Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì khiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị.

– Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.

Thứ tư: Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện)

– Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.

– Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.

Thứ năm: Thẩm quyền của Tòa án Quân sự

– Các Tòa án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà khi bị cáo là quân nhân tại ngĩ và những vụ án khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số chia sẻ của luathoangphi.vn về Thẩm quyền của Tòa án là gì? trong chuyên mục Tòa án nhân dân. Trường hợp cần tư vấn hãy liên hệ đến tổng đài 19006557 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi