• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Cán bộ công chức |
  • 4920 Lượt xem

Tập sự là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định thì chế độ tập sự là các quy định liên quan đến quá trình người được tuyển dụng vào viên chức làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc.

Tập sự được coi là giai đoạn thực hiện trước khi ký kết hợp đồng lao động hay được tuyển dụng chính thức. Vậy tập sự là gì? Chế độ tập sự như thế nào? Tập sự khác thử việc không? Cùng tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.

Tập sự là gì?

Cụm từ tập sự chúng ta hay gặp hoặc thường được nhắc đến khi được tuyển dụng vào viên chức, công chức. Ngoài ra, chúng ta cũng thường gặp tập sự công chức, tập sự Luật sư và tập sự công chứng.

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định thì chế độ tập sự là các quy định liên quan đến quá trình người được tuyển dụng vào viên chức làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc.

Quy định chế độ tập sự đối với công chức hiện nay như thế nào?

Chế độ tập sự đối với công chức từ ngày 01/12/2020 được quy định cụ thể tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP, theo đó:

Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng, trong đó:

– Thời gian tập sự:

+ 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;

+ 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;

+ Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ BHXH, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.

+ Trường hợp người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi người được tuyển dụng vào công chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự.

Như vậy, so với Khoản 12 Điều 1 tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP, quy định mới đã bổ sung điều kiện đối với trường hợp người tập sự nghỉ dưới 14 ngày được tính vào thời gian tập sự.

– Nội dung tập sự:

+ Nắm vững quy định của pháp luật về công chức; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan công tác; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng;

+ Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;

+ Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.

– Trong thời gian thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức phải cử người thực hiện chế độ tập sự tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước để hoàn thiện tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch công chức trước khi bổ nhiệm. Thời gian tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước được tính vào thời gian tập sự (quy định mới).

Trường hợp không thực hiện chế độ tập sự

– Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc theo quy định, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của ngạch được tuyển dụng nêu trên.

– Đối với các trường hợp không thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức phải cử tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch công chức trước khi bổ nhiệm (quy định mới).

Không điều động, bố trí, phân công công tác đối với người được tuyển dụng đang trong thời gian thực hiện chế độ tập sự sang vị trí việc làm khác vị trí được tuyển dụng ở trong cùng cơ quan, tổ chức hoặc sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.

Tập sự có khác thử việc?

Tập sự và thử việc là hai hoạt động có bản chất khác nhau, tuy nhiên nhiều người vẫn nhầm lẫn hai thuật ngữ này là một. Vì vậy chúng tôi sẽ phân tích điểm khác nhau giữa tập sự và thử việc thông qua các tiêu chí dưới đây:

– Cơ sở pháp lý điều chỉnh:

+ Tập sự: Tùy theo vị trí việc làm mà văn bản pháp luật điều chỉnh sẽ khác nhau. Trong trường hợp của bạn bạn thi viên chức thì chế độ tập sự được điều chỉnh bởi Luật Viên chức 2010, Nghị định 115/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan khác.

+ Thử việc: Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Đối tượng áp dụng:

+ Tập sự: Thường áp dụng cho những người thi vào công chức, viên chức, định hướng trở thành Luật sư hay Công chứng viên.

+ Thử việc: Được áp dụng cho những người lao động làm việc ở nhiều môi trường khác nhau như doanh nghiệp, tổ chức,…

– Thời điểm áp dụng:

+ Tập sự: Trước khi được làm việc chính thức, sau thời gian tập sự sẽ có thể có thêm thời gian thử việc.

+ Thử việc: Thực hiện trước khi ký hợp đồng lao động chính thức (nếu có thỏa thuận thử việc).

Trên đây là nội dung bài viết tập sự là gì? Nếu bạn đọc còn thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
4.6/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi