Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền và nghĩa vụ của tác giả, của chủ sỡ hữu giống cây trồng là gì?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 699 Lượt xem

Quyền và nghĩa vụ của tác giả, của chủ sỡ hữu giống cây trồng là gì?

Tác giả giống cây trồng có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với giống cây trồng mới do mình tạo ra.

Nhiều Khách hàng thắc mắc khi giống cây trồng đã được bảo hộ thì quyền và nghĩa vụ của tác giả, của chủ sỡ hữu giống cây trồng là gì? Hiểu rõ những băn khoăn vướng mắc đó chúng tôi thực hiện bài viết dưới đây.

Quyền và nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng

Tác giả giống cây trồng có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với giống cây trồng mới do mình tạo ra.

Quyền nhân thân của tác giả: Tác giả được ghi tên trong Bằng bảo hộ giống cây trồng mới;

– Có quyền đăng bạ quốc gia về giống cây trồng mới;

– Có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý khi có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân (Quyền ghi tên trong Bằng bảo hộ, quyền đăng bạ quốc gia về giống cây trồng mới) và quyền tài sản của tác giả.

Quyền tài sản của tác giả: Nếu giữa tác giả và chủ sở hữu Bằng bảo hộ không thỏa thuận về mức thù lao mà tác giả được hưởng thì tác giả có quyền được hưởng mức thù lao trên số tiền làm lợi mà chủ sở hữu Bằng bảo hộ thu được trong mỗi năm khai thác giống cây trồng mới.

– Nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng mới: Tác giả giống cây trồng mới có nghĩa vụ giúp đỡ chủ sở hữu Bằng bảo hộ thực hiện nghĩa vụ duy trì vật liệu nhân của giống mới được bảo hộ.

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Bằng bảo hộ

Quyền của chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng mới có quyền cho cá nhân hoặc tổ chức được phép sử dụng hay không được phép sử dụng vật liệu nhân của giống được bảo hộ, sản phẩm thu hoạch nhận được từ việc gieo trồng vật liệu nhân của giống được bảo hộ trong các hoạt động như sản xuất hay nhân giống vì mục đích kinh doanh; chế biến giống vì mục đích kinh doanh; chào hàng, bán hay các hình thức khác; xuất khẩu, tàng trữ nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất hay nhân giống, chế biến vì mục đích kinh doanh…

Quyền của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mới được bảo hộ kể cả trong giai đoạn từ khi nộp đơn hợp lệ đến ngày được cấp Bằng bảo hộ. Trong giai đoạn này nếu có các hành vi liên quan đến vật liệu nhân và sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng được bảo hộ thì chủ sở hữu Bằng bảo hộ có quyền yêu cầu người có các hành vi đó phải bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu Bằng bảo hộ còn được áp dụng trong các trường hợp:

– Giống cây trồng mới có nguồn gốc thực chất từ giống được bảo hộ khi giống được bảo hộ bản thân nó không phải là giống có nguồn gốc thực chất từ một giống được bảo hộ khác;

– Giống cây trồng mới và việc nhân giống của nó đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống được bảo hộ. Với tư cách là chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng mới,

chủ sở hữu cũng có quyền thực hiện các quyền năng của chủ sở | hữu đối với giống cây trồng mới như đối với tài sản khác ngoài giống cây trồng mới. Những quyền năng của chủ sở hữu giống cây trồng mới được thể hiện ở những hành vi sau đây:

Tự mình khai thác hoặc chuyển quyền khai thác giống cây trồng mới cho tổ chức, cá nhân khác thông qua hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng đó buộc phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Chủ Bằng bảo hộ có quyền để lại thừa kế, chuyển nhượng quyền sở hữu Bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật;

– Có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền sử lý các hành vi xâm phạm và yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này cũng được áp dụng theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Chủ sở hữu Bằng bảo hộ không có quyền được bảo hộ khi:

– Giống cây trồng mới chỉ được sử dụng cho nhu cầu của cá nhân không vì mục đích thương mại;

– Nông dân gieo trồng các vật liệu nhân của giống được bảo hộ lấy sản phẩm thu hoạch để làm giống cho các vụ tiếp theo tại trang trại của họ hoặc trao đổi cho nhau giữa các hộ nông dân;

– Giống sử dụng để lại tạo ra các giống cây trồng mới khác, trừ trường hợp giống đó là giống có nguồn gốc thực chất từ giống được bảo hộ.

Nghĩa vụ của chủ sở hữu Bằng bảo hộ bao gồm:

– Chủ sở hữu Bằng bảo hộ trực tiếp duy trì hoặc ủy quyền cho người khác duy trì vật liệu nhân giống được bảo hộ;

– Cung cấp vật liệu nhân giống đó theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để lưu giữ quỹ gen, làm mẫu chuẩn và gieo trồng để kiểm tra tính khác biệt, tính chất đồng nhất và tính ổn định của giống được bảo hộ;

– Chủ Bằng bảo hộ là tổ chức, cá nhân mang quốc tịch Việt Nam có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả chọn tạo giống cây trồng mới được cấp bằng bảo hộ trên cơ sở hợp đồng. Trong trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu Bằng bảo hộ không có thỏa thuận về mức thù lao thì mức thù lao cho tác giả tối thiểu không thấp hơn 20% số tiền làm lợi mà chủ Bằng bảo hộ thu được trong mỗi năm khai thác giống cây trồng mới.

Ngoài những nghĩa vụ trên của của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mới phải thực hiện với tác giả, chủ sở hữu Bằng bảo hộ còn phải nộp lệ phí khi nộp hồ sơ yêu cầu thẩm định về hình thức và nội dung hồ sơ để cấp Bằng bảo hộ và nộp phí hàng năm kể từ năm được cấp bằng bảo hộ để duy trì hiệu lực của văn bằng đó.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam khi chuyển nhượng quyền sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng mới cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hạn chế quyền của chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng

Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mới bị hạn chế trong những trường hợp sau:

– Chủ Bằng bảo hộ thực hiện quyền khai thác giống cây trồng mới vào mục đích sản xuất đại trà trên lãnh thổ Việt Nam khi giống cây trồng mới được công nhận giống quốc gia theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

– Trong trường hợp vì lợi ích chung hoặc vì lợi ích quốc gia, cơ quan có thẩm quyền có thể ra quyết định cấp li xăng không tự nguyện để khai thác giống cây trồng mới đã được bảo hộ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và ra quyết định cấp li xăng không tự nguyện để khai thác giống cây trồng được bảo hộ. Tuy nhiên, pháp luật còn quy định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cấp li xăng không tự nguyện, nếu chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng mới không đồng ý với quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp về việc cấp li xăng không tự nguyện đó thì có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Việc li xăng không tự nguyện đối với giống cây trồng mới được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

– Chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng mới không sử dụng hoặc sử dụng giống cây trồng được bảo hộ không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước mà không có lý do chính đáng;

– Người có nhu cầu sử dụng giống cây trồng mới đã cố gắng dùng nhiều hình thức để thỏa thuận với chủ Bằng bảo hộ mặc dù đã đưa ra mức giá hợp lý nhưng chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mới vẫn từ chối ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng mới;

– Việc sử dụng giống cây trồng mới nhằm đáp ứng các nhu cầu quốc phòng, an ninh quốc gia, phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân và các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi