Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Quyền tư pháp là gì? Quyền tư pháp thuộc về cơ quan nào?
  • Thứ tư, 29/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2596 Lượt xem

Quyền tư pháp là gì? Quyền tư pháp thuộc về cơ quan nào?

Quyền tư pháp là năng lực riêng có của Tòa án trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử, bảo vệ luật pháp, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện và chống lại các hành vi vi phạm pháp luật.

Quyền lực của nhà nước được phân rõ thành ba quyền là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp để thực hiện vai trò của nhà nước một cách hiệu quả nhất. Quyền tư pháp là gì?

Quyền tư pháp là gì?

Quyền tư pháp là năng lực riêng có của Tòa án trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử, bảo vệ luật pháp, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện và chống lại các hành vi vi phạm pháp luật.

Ở nước ta quyền tư pháp cùng với quyền lập pháp và quyền hành pháp tạo thành quyền lực thống nhất của Nhà nước.

Mục đích thực hiện quyền tư pháp là xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh, bổ sung, thay đổi hoặc chấm dứt từ các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do Tòa án thực hiện bằng thủ tục tố tụng chặt chẽ, dân chủ, công khai và công bằng, nhằm khôi phục, duy trì trật tự pháp luật, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị xâm phạm, góp phần bảo đảm pháp luật được tôn trọng và chấp hành nghiêm minh.

Hoạt động tư pháp là hoạt động của các cơ quan nhà nước bảo vệ pháp luật có trách nhiệm duy trì, bảo vệ công lý và trật tự pháp luật, trong đó, Tòa án với chức năng xét xử với vai trò trung tâm và thể hiện rõ nét nhất các đặc tính của quyền tư pháp.

Quyền tư pháp thuộc về cơ quan nào?

Quyền tư pháp là gì? đã được giải thích ở nội dung trên. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng đến quyền tư pháp và tổ chức thực hiện quyền tư pháp thông qua cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp.

Bởi vì nhà nước hiện đại nào cũng phát sinh nhu cầu phải phán xử, xác định các hành vi, các quyết định của các chủ thể có phù hợp với quy định của pháp luật của nhà nước đó không.

Theo quy định tại Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định cụ thể như sau:

Điều 102.

1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Như vậy theo quy định trên thì quyền tư pháp thuộc về Tòa án. Quyền tư pháp là lĩnh vực quyền lực Nhà nước được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, quyết định áp dụng pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật.

Chủ thể thực hiện quyền tư pháp chỉ là Tòa án và hoạt động tư pháp chỉ là hoạt động xét xử. Nói đến tư pháp là nói đến lĩnh vực hoạt động xét xử của Tòa án và ngược lại. 

Đặc trưng của quyền tư pháp ở Việt Nam

Chúng ta đã hiểu được Quyền tư pháp là gì? theo đó đặc trưng của quyền tư pháp ở Việt Nam như sau:

Các đặc trưng mang tính đặc thù của quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp hiện nay ở Việt nam là tính thống nhất, tính phối hợp, quyền tư pháp chưa kiểm soát quyền lập pháp, tính chính trị  (do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo).

– Tính độc lập của quyền tư pháp và của thực hiện quyền tư pháp

+ Tính độc lập là một đặc trưng cốt lõi của quyền tư pháp, tính độc lập của quyền tư pháp cũng là một giá trị cốt lõi của quyền tư pháp.

+ Trong số các đặc trưng phổ biến của quyền tư pháp trong mọi Nhà nước pháp quyền thì tính độc lập của quyền tư pháp là đặc trưng vốn có, không thể thiếu.

+ Tính độc lập của quyền tư pháp và của thực hiện quyền tư pháp thể hiện ở những nội dung sau: Độc lập về vị trí, vai trò trong cơ chế quyền lực nhà nước; độc lập về quyền năng; độc lập về chủ thể thực hiện: độc lập của Toà án, độc lập của Thẩm pháp và hội thẩm nhân dân khi xét xử; độc lập về phương thức thực hiện quyền năng: tố tụng tư pháp; 

– Tính thống nhất, tính phối hợp của quyền tư pháp ở nước ta

+ Đặc trưng này thể hiện ở chổ quyền lực nhà nước là thống nhất: Thống nhất về bản chất, về mục tiêu, về định hướng hoạt động, bởi vì quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

+ Tính phối hợp của quyền tư pháp ở nước ta được hiểu ít nhất ở hai phương diện là sự phối hợp của quyền tư pháp với quyền lập pháp, với quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực thống nhất và sự phối hợp của cơ quan tư pháp (Toà án) với các cơ quan tham gia thực hiện quyền tư pháp (Viện kiểm sát, cơ quan công an, cơ quan thi hành án). 

– Sự kiểm soát của quyền tư pháp đối với quyền lập pháp, đối với quyền hành pháp

+ Thể hiện tập trung ở vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Toà án Hiến pháp, tức là chức năng giám sát, bảo vệ Hiến pháp.

+ Toà án Hiến pháp có quyền năng kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật đã được ban hành, có quyền coi một đạo luật nào đó do Quốc hội ban hành là vi hiến. Cơ chế chung bảo vệ Hiến pháp ở nước ta được ghi nhận Điều 119 Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

Quốc hội có quyền tư pháp không?

Ngoài vấn đề Quyền tư pháp là gì? thì một câu hỏi cũng được nhiều người băn khoăn đó là Quốc hội có quyền tư pháp không?

Theo quy định tại Điều 69 Hiến pháp năm 2013 thì Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Mặt khác theo quy định tại Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Từ những phân tích trên thấy được rằng Quốc hội không có quyền tư pháp mà chỉ thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp.

Tòa án là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, là cơ quan xét xử duy nhất của Nhà nước, chỉ có Tòa án là cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật bằng chế tài nhà nước, giải quyết các tranh chấp bằng quyền lực nhà nước.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi