• Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1003 Lượt xem

Quyền sử dụng đất

Luật sư tư vấn giúp quyền sử dụng đất được pháp Luật đất đai quy định như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư!

Câu hỏi:

Trước năm 1917 ông cố tôi được Ông Nhà lớn (người khai hoang và sáng lập Đạo Ông Trần, Nhà lớn) cấp cho một thửa đất với diện tích 5408m2, ông cố tôi tự khai phá và canh tác. Sau khi ông cố tôi qua đời, ông nội tôi tiếp tục sử dụng.  Năm 1917 ông nội tôi qua đời, bà nội tôi cùng cha và chú tôi tiếp tục canh tác, sử dụng. Năm 1949, bà nội tôi qua đời, cha tôi và chú tôi canh tác tiếp cho đến năm 1959, cha tôi và chú tôi chia phần đất trên thành hai phần bằng nhau và đất ai tự canh tác sử dụng. Năm 1973 tôi lập gia đình và theo chồng. Năm 1978, cha tôi qua đời. Phần đất của cha tôi tạm giao cho chú tôi sử dụng. Năm 1984, chú tôi qua đời, người con nuôi của chú tôi tiếp tục canh tác sử dụng cho đến nay. Năm 2000, Nhà lớn thống nhất giao trả quyền sử dụng đất cho các hộ canh tác trên đất Nhà lớn, vì thế tôi làm đơn gửi đến Nhà lớn xin lại phần đất của cha tôi mà trước kia cha tôi đã tạm giao cho chú tôi sử dụng để tôi được quyền canh tác và sử dụng. Nhưng khi tôi đến chính quyền làm Giấy chủ quyền thì được biết người con nuôi của chú tôi đã làm giấy chủ quyền sử dụng thửa đất 5048m2 nêu trên từ năm 1995. Sau đó tôi có làm đơn khiếu nại thì được Ban điều hành Nhà lớn cho hòa giải. Trong phiên hòa giải này, người con nuôi của chú tôi đồng ý trả lại cho tôi 16m chiều ngang và chiều dài hết thửa đất. Xin nói thêm, trước khi chú tôi qua đời, năm 1982 chú tôi có lập một di chúc, trong di chúc có nêu thửa đất được chia hai phần bằng nhau. Phần của chú tôi sẽ được giao thừa hưởng lại cho ai có công thờ cúng hương hỏa. Vì người con nuôi đã chia trả lại đất của cha tôi lại cho tôi không đúng với sự phân chia trước đây nên trong phiên hòa giải này tôi không đồng ý. Lần hòa giải thứ hai tôi đồng ý nhận lại 16m chiều ngang và chiều dài như phiên hòa giải trước nhưng lần này người con nuôi của chú tôi không đồng ý trả lại. Sau đó, năm 2007 tôi có làm đơn khởi kiện lên Tòa án Nhân dân Thành phố Vũng Tàu nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả. Với nội dung trình bày ở trên, tôi kính mong Quý cơ quan giải đáp giúp tôi: Theo đúng quy định của pháp luật nhà nước thì tôi có được trả lại quyền sử dụng đất phần đất của cha tôi trước đây không? Căn cứ theo quy định nào của Luật Đất đai? Tôi đã khởi kiện lên Tòa án như vậy thì theo đúng quy định, Tòa án sẽ giải quyết cho đến khi có kết quả trong thời hạn bao lâu?

Trả lời:

Cảm ơn chị đã gửi thông tin tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi của chúng tôi, với trường hợp của chị chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 chị là người thừa kế duy nhất của bố chị nên chị có quyền thừa hưởng di sản thừa kế  mà bố chị để lại.

Năm 1959 bố chị và chú chị đã phân chia phần đất  5408m2 thành hai phần bằng nhau và tự canh tác sử dụng. Năm 1978 bố chị mất, giao cho chú chị sử dụng. Việc con nuôi chú chị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ mảnh đất là trái với quy định của pháp luật.

Chị có thể làm đơn khiếu nại về việc cấp sổ đỏ của con nuôi chú chị. Khi có Quyết định giải quyết khiếu nại chị có thể khiếu nại đến cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính huỷ quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại toà

Chị cũng có thể khởi kiện vụ án dân sự để đòi lại phần đất từ con nuôi chú chị. Trước đây nếu bố chị và chú chị có giấy tờ thể hiện quyền sử dụng đất thì chị có quyền đòi lại mảnh đất thuộc quyền sở hữu của bố chị.

Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định về Hoà giải tranh chấp đất đai như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Trước khi khởi kiện chị phải làm thủ tục hoà giải, chị cũng có thể xin cung cấp nguồn gốc sử dụng đất, sổ địa chính, trích lục bản đồ để có thêm căn cứ khởi kiện.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, chị có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi