Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự như thế nào?
  • Thứ ba, 05/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 507 Lượt xem

Quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự như thế nào?

Từ nguyên tắc lãnh thổ, các quốc gia ven biển có thể xác định hiệu lực của luật hình sự đối với tội phạm gắn liền với các đặc quyền xảy ra tại vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa của mình.

Quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều tước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao. 

Phân tích hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Điều luật xác định hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội được thực hiện hoặc được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam cũng như xác định cách thức giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của những người nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự là chủ thể của hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

Nội dung này là một phần của vấn đề hiệu lực về không gian của BLHS. Phần còn lại của vấn đề hiệu lực về không gian được quy định tại Điều 6 BLHS. 

Khoản 1 của điều luật xác định hiệu lực không gian của BLHS theo nguyên tắc lãnh thổ là một trong những nguyên tắc xác định hiệu lực của luật hình sự được thừa nhận chung. Áp dụng nguyên tắc này, đoạn thứ nhất của khoản 1 Điều 5 BLHS Việt Nam xác định: BLHS có hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo luật quốc tế thì lãnh thổ quốc gia “bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời vùng lòng đất thuộc chủ quyền… của một quốc gia.”

Với cách hiểu như vậy, lãnh thổ quốc gia chỉ là lãnh thổ tự nhiên mà không bao gồm lãnh thổ “mở rộng thường được dùng để chỉ tàu thuyền hay tàu bay của một quốc gia khi ở ngoài lãnh thổ quốc gia.

Hành vi phạm tội được coi là được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi địa điểm phạm tội được xác định là trên lãnh thổ Việt Nam. 

Khoản 1 của điều luật diễn đạt “Bộ luật hình sự được áp dụng đối với …”. Cách diễn đạt này chưa phù hợp với nội dung và tên gọi của điều luật. “Bộ luật có hiệu lực…” với “Bộ luật được áp dụng …” có sự khác nhau. Bộ luật phải có hiệu lực thì mới có thể được áp dụng.

Cách diễn đạt này cũng chưa thống nhất với cách diễn đạt của Điều 6 và Điều 7 BLHS. Trong đó, địa điểm phạm tội có thể chỉ là nơi bắt đầu, nơi kết thúc của hành vi phạm tội hoặc chỉ là nơi một phần hành vi phạm tội diễn ra hoặc chỉ là nơi hậu quả xảy ra hoặc được dự kiến xảy ra.

Hành vi phạm tội ở đây được hiểu không chỉ là hành vi thực hiện tội phạm mà còn có thể là hành vi chuẩn bị phạm tội, là các hành vi đồng phạm hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức hành vi thực hiện tội phạm. 

Đoạn thứ hai của khoản 1 Điều 5 BLHS xác định, BLHS cũng có hiệu lực “đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam”.

Ở đây, điều luật xác định hai “không gian”, trong đó có một “không gian” có tính “động”, đó là tàu bay, tàu biển. Do vậy, cần hiểu như thế nào về vị trí của tàu bay, tàu biển trong quy định này của điều luật?

Ở đây, cần phải hiểu, tàu bay, tàu biển phải đang ở ngoài lãnh thổ Việt Nam vì khi tàu bay, tàu biển ở trong lãnh thổ Việt Nam thì hành vi phạm tội xảy ra trên đó đương nhiên là xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam và BLHS Việt Nam có hiệu lực đối với hành vi phạm tội này theo quy định của đoạn thứ nhất của khoản 1 Điều 5 BLHS.

Theo đó, tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam đang ở ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng như vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được hiểu là các “không gian” không phải là lãnh thổ Việt Nam nhưng BLHS Việt Nam vẫn được xác định là có hiệu lực trên các “không gian” này. 

Trước hết, cần khẳng định, tàu bay, tàu biển ở ngoài lãnh thổ Việt Nam không phải là lãnh thổ quốc gia nhưng luật hình sự của mỗi quốc gia vẫn có thể có hiệu lực đối với tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển thuộc quốc gia mình khi các phương tiện này ở ngoài lãnh thổ quốc gia.

Tuy nhiên, nguyên tắc lãnh thổ và nguyên tắc cho phép luật hình sự có hiệu lực đối với tội phạm xảy ra trên các phương tiện này là hai nguyên tắc khác nhau. Nguyên tắc thứ hai thường được gọi là nguyên tắc mang cờ. Đây có thể coi là nguyên tắc bổ sung cho nguyên tắc lãnh thổ.

Theo nguyên tắc mang cờ, hiệu lực về không gian của luật hình sự được xác định theo quốc gia mà tàu thuyền, tàu bay được đăng ký. Thừa nhận nguyên tắc bổ sung này, BLHS Việt Nam đã quy định: BLHS Việt Nam “... cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam…”.

Quy định này không trái với pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, khi quy định này được đặt trong Điều 5 (với tên gọi “Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”) thì có cơ sở để cho rằng, Việt Nam coi tàu bay, tàu biển như là “lãnh thể mở rộng”. 

Vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa tuy không thuộc lãnh thổ quốc gia nhưng theo pháp luật quốc tế, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với hai vùng này.

Theo đó, các quốc gia ven biển có các đặc quyền nhất định đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Các quyền này gắn liền với chủ quyền quốc gia của các quốc gia ven biển và từ đó cũng làm phát sinh quyền tài phán đối với tội phạm xảy ra tại đây.

Như vậy, từ nguyên tắc lãnh thổ, các quốc gia ven biển có thể xác định hiệu lực của luật hình sự đối với tội phạm gắn liền với các đặc quyền xảy ra tại vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa của mình.

Do lãnh hải có chế độ pháp lý tương đối đặc biệt so với các bộ phận hợp thành khác nên khi xác định hiệu lực về không gian đối với tội phạm xảy ra trên lãnh hải cần chú ý Điều 30 Luật biển Việt Nam cũng như Điều 27 Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.

Tương tự như vậy, khi xác định hiệu lực về không gian đối với tội phạm xảy ra tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam(28) cần chú ý các điều 16, 18, 34 Luật biển Việt Nam và các điều 56, 60, 77, 80 Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.

Theo đó, BLHS chỉ có hiệu lực đối với hành vi phạm tội xảy ra ở đây khi hành vi phạm tội đó liên quan đến quyền chủ quyền của Việt Nam.

Khoản 2 của điều luật xác định nguyên tắc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự trong trường hợp chủ thể của hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam là người nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự. 

Theo nguyên tắc lãnh thổ, luật hình sự của mỗi quốc gia có hiệu lực đối với tất cả các tội phạm xảy ra trên lãnh thổ của mình, không kể người thực hiện tội phạm là công dân của quốc gia hay người nước ngoài hay người không có quốc tịch.

Tuy nhiên, theo pháp luật quốc tế, việc truy cứu trách nhiệm hình sự không được đặt ra đối với những đối tượng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự là một trong các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự.

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dành quyền … miễn trừ … cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của những cơ quan đó, cũng như thành viên gia đình họ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan và thành viên của các cơ quan nói trên thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ chính thức với tư cách đại diện tại Việt Nam

(Điều 1 Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993).

 Pháp luật Việt Nam cụ thể hóa nội dung cũng như đối tượng và điều kiện được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự. Trong các quyền này có quyền miễn trừ xét xử về hình sự. 

Khoản 2 của điều luật chỉ nói đến quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự nhưng cần phải hiểu đối tượng được nêu tại khoản này chỉ là những người được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự.

Quyền này có thể được quy định trong văn bản pháp luật của Việt Nam, trong công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, trong điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với tổ chức quốc tế hoặc trong thỏa thuận giữa Việt Nam với tổ chức phi chính phủ.

Hiện nay, theo Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993, đối tượng này bao gồm:

Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình của họ mà không phải là công dân Việt Nam; Nhân viên hành chính kỹ thuật (thuộc cơ quan đại diện ngoại giao) khi thực hiện chức năng chính thức và thành viên gia đình họ không phải là công dân.

Điều luật có tên gọi: Hiệu lực của BLHS… và nội dung của điều luật là xác định hiệu lực về không gian của BLHS. Theo đó, diễn đạt trong điều luật này phải là:

“BLHS có hiệu lực đối với…” thì chính xác hơn là “BLHS được áp dụng đối với…”. Trước hết, BLHS phải có hiệu lực… và chỉ khi BLHS có hiệu lực… thì mới dẫn đến BLHS được áp dụng… Cách diễn đạt hiện nay vừa chưa phản ánh được bản chất của vấn đề vừa chưa thống nhất với tên chương, tên điều. 

Ngoài hạn chế về kỹ thuật lập pháp trên, còn một số vấn đề khác cũng cần được xem xét, cân nhắc để trong tương lại tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS về hiệu lực không gian. Đó là: 

– Nên chuyển đoạn 2 của khoản 1 Điều 5 về Điều 6 BLHS vì thực chất các trường hợp được quy định tại đoạn 2 của khoản 1 Điều 5 là các trường hợp hành vi phạm tội xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. 

– Nên bổ sung đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự là người Việt Nam nhưng làm đại diện ngoại giao cho nước ngoài tại Việt Nam cho phù hợp với pháp luật quốc tế. 

– Nên bổ sung điều luật giải thích thống nhất những trường hợp được coi là thực hiện tội phạm trên lãnh thổ Việt Nam; trên tàu bay, tàu biển; tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Trong khi chưa có điều luật như vậy, đòi hỏi trong các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền cần có giải thích về các nội dung này. 

– Nên thay tên gọi “tàu biển” bằng tên gọi “tàu thuyền” để đảm bảo tính thống nhất với luật chuyên ngành là Luật biển Việt Nam. 

Nhân viên phục vụ (thuộc cơ quan đại diện ngoại giao) không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam khi thực hiện chức năng của học Viên chức lãnh sự và nhân viên lãnh sự khi thực hiện chức năng của mình, trừ trường hợp phạm tội nghiêm trọng. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi