Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Quy chế pháp lý hành chính đối với các tổ chức xã hội, công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1173 Lượt xem

Quy chế pháp lý hành chính đối với các tổ chức xã hội, công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch

Quy chế pháp lý hành chính đối với các tổ chức xã hội, công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch là gì?

Các tổ chức xã hội 

Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đó là những nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của nhà nước ta. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình một mặt thông qua những đại diện trong bộ máy nhà nước do mình trực tiếp bầu ra và bãi miễn, một mặt khác thông qua sự tham gia trực tiếp của nhân dân, của các tổ chức xã hội của nhân dân vào các công việc của Nhà nước. Chính vì vậy, các tổ chức xã hội là một loạt chủ thể quan trọng của quản lý nhà nước, quản lý xã hội, là bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nhà nước. 

Ở nước ta, các tổ chức xã hội có nhiều loại khác nhau, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nhưng đều giống nhau ở chỗ, đó chính là hình thức tổ chức tự nguyện của người lao động được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của mình phù hợp với pháp luật nhà nước, nhân danh tổ chức mình tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên, động viên giáo dục các thành viên của mình nâng cao ý thức và trách nhiệm công dân trước xã hội, trước nhà nước, sống và làm việc theo pháp luật. 

Các tổ chức xã hội có những đặc điểm chung là: 

– Đều là những hình thức tổ chức tự nguyện của người lao động cùng chung một lợi ích, một mục đích, hay cùng một giai cấp hoặc cùng nghề nghiệp. 

– Khi tham gia quản lý xã hội, quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội nhân danh tổ chức mình chứ không nhận danh nhà nước. Chỉ trong những trường hợp cụ thể nào đó, tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền thay mặt nhà nước quản lý các công việc nhất định, nó mới hành động nhân danh nhà nước. 

– Các tổ chức xã hội tổ chức và hoạt động theo chế độ tự quản. Chế độ đó được xác định trong điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng nên. Ngoài ra, có một số tổ chức xã hội không có điều lệ mà được tổ chức và hoạt động theo quy định của Nhà nước như tổ chức thanh tra nhân dân, tổ chức hoà giải v.v… 

– Chức năng của các tổ chức xã hội nói chung là bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên, đồng thời giáo dục và động viên các thành viên ý thức trách nhiệm công dân trước Nhà nước và xã hội, sống và làm việc theo pháp luật. 

Các tổ chức xã hội bao gồm: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác. 

Tổ chức chính trị duy nhất ở nước ta là Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của các dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” (Điều 4 – Hiến pháp 1992). 

Các tổ chức chính trị – xã hội chủ yếu như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam. Các tổ chức chính trị – xã hội hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. 

Các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức xã hội nghề nghiệp thành lập theo sáng kiến của Nhà nước, hoạt động trên một lĩnh vực chuyên môn ngành nghề nhất định như Hội luật gia, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Hiệp hội các nhà doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Hội toán học, Hội cơ học v.v… các tổ chức này thành lập và hoạt động theo chế độ bầu cử dân chủ và có hệ thống phân tán. Giữa các thành viên không có quan hệ đoàn thể. Ngoài ra trong thực tế còn có các tổ chức tự quản khác như Hội phụ huynh, Hội bảo thọ vv…

Công dân 

Khái niệm công dân gắn liền với khái niệm quốc tịch Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý của một người đối với một nhà nước nhất định. Mối liên hệ pháp lý này được biểu hiện trong tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của người đó với Nhà nước. Một người mang quốc tịch nước nào thì được coi là công dân của nước đó. 

Điều 49 Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Mối liên hệ pháp lý của công dân đối với Nhà nước xuất hiện từ khi người đó sinh ra và kết thúc khi người đó chết. Khi sống ở nước ngoài, kiều dân của nước nào cũng vẫn phải chịu sự tài phán của nước đó, không được miễn các nghĩa vụ đối với Tổ quốc, đồng thời được Nhà nước bảo hộ về quyền lợi. 

Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Khoản 2 Điều 13 quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam”. Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. 

Chế độ quốc tịch ra đời cùng với chế độ công dân, xuất hiện cùng với các cuộc cách mạng tư sản. Trong xã hội phong kiến, người dân được xem là “thần dân”. Thần dân chỉ có nghĩa vụ, không có quyền gì về chính trị. Ngày nay, “ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam”. 

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mọi thành viên của các dân tộc đều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam”. 

Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách để công dân Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước. 

Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có những đổi mới nhất định khi đã bắt đầu ghi nhận việc công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Lý do của sự thay đổi này là để phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của quá trình toàn cầu hóa. Hai điểm mới đáng lưu ý tại Luật Quốc tịch 2008 là: 

(i) Sự chấp nhận của Nhà nước cho phép công dân mang hai quốc tịch.

Sự chấp nhận này cho thấy Nhà nước đã chủ động cho phép công dân nước ngoài khi làm thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam không bị bắt buộc thôi quốc tịch mà họ đang mang. Đương nhiên, những người được hưởng diện này phải có những tiêu chuẩn đặc biệt và được Chủ tịch nước cho phép. Những người này chỉ giới hạn trong phạm vi: 

“a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; 

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo về tổ quốc Việt Nam; 

c) Có lợi cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” 

(ii) Sự thừa nhận của Nhà nước đối với Công dân Việt Nam có đồng thời quốc tịch nước ngoài. 

Hiện nay luật pháp Việt Nam đã thừa nhận tình trạng một người là công dân của nhiều nước khác nhau. Nếu như trước đây, công dân Việt Nam có quốc tịch nước khác sẽ mất quốc tịch Việt Nam thì pháp luật hiện hành đã cho phép “kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, công dân Việt Nam vì lý do nào đó mà có quốc tịch nước ngoài và chưa mất quốc tịch Việt Nam, thì vẫn có quốc tịch Việt Nam” 2. 

Trong một nhà nước pháp quyền, nếu viên chức nhà nước chỉ được hành động trong phạm vi quyền hạn được giao thì công dân được làm mọi việc mà pháp luật không cấm. Do vậy, công dân tham gia vào nhiều loại quan hệ pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau. Công dân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính trong các trường hợp sau đây: 

– Khi công dân sử dụng quyền của mình và quyền đó cùng các lợi ích hợp pháp bị xâm hại. 

– Khi công dân thực hiện nghĩa vụ về hành chính, kinh tế, xã hội. 

– Khi các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm phạm và nhà nước phải bảo vệ và phục hồi những quyền đó. 

– Khi công dân không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, phát sinh quan hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước bao gồm nhiều nội dung cụ thể trong các lĩnh vực quản lý hành chính – chính trị, trong lĩnh vực kinh tế; trong lĩnh vực văn hoá – xã hội. Các quyền cụ thể đó được quy định trong Hiến pháp 1992 (chương V) và nhiều đạo luật và văn bản dưới luật khác như: Luật Công đoàn, Luật Báo chí, Luật giáo dục, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật khiếu nại, tố cáo của công dân.

Người nước ngoài và người không quốc tịch

Người nước ngoài là người cư trú ở một nước nhưng mang quốc tịch của một nước khác. Ở Việt Nam, người nước ngoài là người có quốc tịch của một quốc gia khác đang lao động, học tập, công tác, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam như các viên chức ngoại giao, ngoại kiều, doanh nhân nước ngoài. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài. 

Quy chế pháp lý đối với người nước ngoài ở Việt Nam được xây dựng trên các nguyên tắc tiến bộ, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. Điều 81 Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền chính đáng theo pháp luật Việt Nam”. 

– Người không quốc tịch là người không mang quốc tịch một nước nào cả. Những trường hợp không có quốc tịch có thể do: 

– Mất quốc tịch, thôi quốc tịch mà chưa có quốc tịch mới – Luật quốc tịch của các nước mâu thuẫn nhau 

– Cha mẹ mất quốc tịch hoặc không có quốc tịch thì con sinh ra cũng có thể không có quốc tịch. 

Khác với nhiều nước khác, ở nước ta không có sự phân biệt đối xử giữa người nước ngoài và người không quốc tịch. Họ đều chịu sự điều chỉnh của cùng một quy chế pháp lý hành chính.

Đặc điểm quy chế pháp lý hành chính đối với người nước ngoài ở Việt Nam là họ phải chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật, pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch. Họ không được hưởng một số quyền và làm một số nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến quốc tịch Việt Nam như: Nghĩa vụ quân sự, quyền bầu cử, quyền tự do cư trú và đi lại… Quy chế pháp lý hành chính đối với người nước ngoài, người không quốc tịch bao gồm các nội dung chủ yếu là: 

– Các quy định về xuất nhập cảnh, đăng ký thường trú, tạm trú). 

– Các quyền và nghĩa vụ của họ trong thời gian thường trú, tạm trú tại Việt Nam 

– Các quy định riêng về cư trú, đi lại. 

– Các loại ngành nghề, công việc mà họ không được làm.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi