Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Quan hệ tình cảm với người có gia đình bị xử lý như thế nào?
  • Thứ tư, 01/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 733 Lượt xem

Quan hệ tình cảm với người có gia đình bị xử lý như thế nào?

Nguyên tắc chủ đạo của luật hôn nhân là tự nguyện, bình đẳng, một vợ một chồng. Quan hệ tình cảm với người có gia đình bị xử lý như thế nào?

Thực tế hiện nay, quan hệ tình cảm với người đã có gia đình (hay còn gọi là ngoại tình) diễn ra khá nhiều trong xã hội không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Nguyên tắc quan trọng nhất của luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”. Vậy trường hợp quan hệ tình cảm với người có gia đình bị xử lý thế nào?

Quan hệ tình cảm với người có gia đình có vi phạm pháp luật không?

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Khoản 2 Điều 5 Luật này quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”

Như vậy, theo điểm c Khoản 2 Điều 5 luật Hôn nhân và gia đình thì người đang có vợ/ chồng mà kết hôn hoặc sống chung với người khác là hành vi vi phạm pháp luật.

Quan hệ tình cảm với người có gia đình bị xử lý thế nào?

Quan hệ tình cảm với người có gia đình có thể bị xử lý dưới 2 góc độ:

Thứ nhất: Xử lý hành chính

Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

– Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

Như vậy, hành vi quan hệ tình cảm với người đã có gia đình dưới góc độ hành chính có thể bị phạt tiền tối đa lên đến 5.000.000 đồng.

Thứ hai: Xử lý hình sự

Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về hành vi quan hệ tình cảm với người có gia đình như sau:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1.Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Như vậy, ngoài trường hợp bị phạt tiền, nếu đủ yếu tố cấu thành hình sự thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Trên đây là nội dung bài viết quan hệ tình cảm với người có gia đình bị xử lý thế nào? Mọi thắc mắc có liên quan, Quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi