Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Phương thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh là gì?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 608 Lượt xem

Phương thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh là gì?

Khi bí mật kinh doanh bị xâm phạm, chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền yêu cầu Cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại;

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh hiện nay xảy ra khá phổ biến. Vậy Phương thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh là gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết sau đây.

Khái quát về bí mật kinh doanh

Trước khi Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 được ban hành thì Về việc bảo hộ bí mật kinh doanh, trước đây được quy định tại Điều 7 Nghị định số 54/CP quy định: “Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân đã đầu tư để tạo ra hoặc có được thành quả đầu tư là bí mật kinh doanh”.

Bên làm thuê, bên thực hiện hợp đồng tạo ra hoặc có được trong khi thực hiện công việc được giao thì bí mật kinh doanh đó thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc.

Bí mật kinh doanh được phép chuyển giao hoặc được để lại thừa kế theo quy định của pháp luật (trong trường hợp các bên chỉ thỏa thuận chuyển giao quyền sử dụng (licence) bí mật kinh doanh thì bên nhận có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp bảo mật cần thiết theo yêu cầu của bên chuyển giao).

Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh không cần thông qua bất kỳ cơ chế đăng ký nào: Không có cơ chế nộp đơn, xét nghiệm, cấp bằng cho bí mật kinh doanh, không bị công bố công khai như các đơn Patent. Vì vậy, khi có sự tranh chấp, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mới tiến hành xác định một thông tin có đủ điều kiện được coi là bí mật kinh doanh.

Phương thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được thể hiện phổ biến như:

– Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó; B – Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ ở hữu bí mật kinh doanh đó;

– Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật, lợi dụng lòng tin nhằm tiếp cận, thu thập và làm bộc lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

– Tiếp cận, thu thập các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này đệ trình theo thủ tục xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc xin cấp giấy phép lưu hành sản phẩm. Đặc biệt là dược phẩm và sản phẩm hóa nông hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của các cơ quan hành chính, hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh kể cả nhằm mục đích xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm..  

Khi bí mật kinh doanh bị xâm phạm, chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền yêu cầu:

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại;

– Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm là một năm tính từ ngày phát hiện được hành vi xâm phạm nhưng không quá ba năm tính từ ngày hành vi xâm phạm xảy ra.

– Việc bồi thường thiệt hại, chủ sở hữu bí mật kinh doanh phải tự mình chứng minh mức độ thiệt hại cũng như đã chứng minh điều kiện xác lập quyền và chỉ rõ hành vi xâm phạm quyền của mình (họ tên, địa chỉ của người vi phạm, cung cấp chứng cứ về hành vi và mức độ vi phạm);

– Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử tranh chấp trên. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do xâm phạm bí mật kinh doanh được áp dụng những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Gây thiệt hại bao nhiêu phải bồi thường bấy nhiêu. Thiệt hại được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các trình tự như xác định hành vi gây thiệt hại thuộc về cá nhân hay pháo nhân, xác định thiệt hại; những thiệt hại trực tiếp và những thiệt hại gián tiếp; tính toán thiệt hại và phương thức bồi thường thiệt hại.

Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019) quy định:

Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ, quy định về điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện:

a) Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.

Bí mật kinh doanh được hình thành trong suốt quá trình kinh doanh mà chủ sở hữu có được. Những bí mật này thường là các thông tin về từng loại thị trường, về khách hàng, về mùa vụ, về lứa tuổi, giới tính của khách hàng, về phương thức tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại và giá cả. Về cách thức tạo ra sản phẩm và tính độc đáo của sản phẩm kể cả khối lượng sản phẩm… Những tri thức kinh doanh này không dễ dàng có được mà phải trải qua nhiều năm tháng để có.

b) Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữu bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.

c) Chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

– Việc bảo mật bí mật kinh doanh là yếu tố quan trong trong kinh doanh, do vậy chủ sở hữu bí mật này luôn luôn có ý thức nắm giữ “độc quyền”. Trong trường hợp bí mật này có thể do nhiều người biết, nhưng sự bảo mật có thể được các chủ thể thỏa thuận cùng giữ và không thể bộc lộ. Nếu bí mật kinh doanh bị bộc lộ, thì việc kinh doanh có thể khó khăn theo đó lợi nhuận kinh doanh có thể bị giảm sút. Bí mật kinh doanh được bảo hộ phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ. Những đối tượng theo quy định tại Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ không được bảo hộ là bí mật kinh doanh:

– Bí mật về nhân thân;

– Bí mật về quản lý nhà nước;

– Bí mật về quốc phòng, an ninh;

– Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi