Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người
  • Thứ ba, 05/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2021 Lượt xem

Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người

Pháp luật không đưa ra quy định cụ thể thế nào tội giết người mà chỉ đưa ra mức phạt cụ thể tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Việc định tội một người rất quan trọng và phải hết sức thận trọng. Trong một số vụ án việc phân biệt tội giết người hay tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người rất khó khăn và phức tạp. Vậy đâu là dấu hiệu để Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người? sẽ giải đáp thắc mắc trên trong nội dung bài viết dưới đây.

Khái quát tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người

Trước khi đi vào các tiêu chí để Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hai loại tội: tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người.

Tội giết người theo Bộ luật hình sự?

Pháp luật không đưa ra quy định cụ thể thế nào tội giết người mà chỉ đưa ra mức phạt cụ thể tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Bộ luật này về tội phạm:

“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.

Từ khái niệm trên kết hợp quy định hình phạt tại Điều 1234 Bộ luật này có thể rút ra định nghĩa về tội giết người như sau: Tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện.

Tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người?

Cũng giống như tội giết người, pháp luật không đưa ra giải thích tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người mà đưa ra hình phạt cụ thể được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Theo đó, có thể hiểu tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người là hành vi cố ý gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác dưới dạng những thương tật hoặc tỷ lệ tổn hại sức khỏe cụ thể. Đồng thời chính hành vi gây thương tích đó là nguyên nhân dẫn đến chết người.

Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người

Để Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người chúng ta dựa vào các tiêu chí: Mục đích của hành vi phạm tội; mức độ tấn công, cường độ tấn công; vị trí tác động trên cơ thể; vũ khí, hung khí sử dụng; yếu tố lỗi.

– Về mục đích của hành vi vi phạm

Tội giết người: Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân.

Tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người: Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể nạn nhân. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội.

– Về mức độ tấn công, cường độ tấn công

Tội giết người:Mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người.

Tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người: Mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công nhẹ hơn.

– Về vị trí tác động trên cơ thể

Tội giết người:Thường là những vị trí trọng yếu trên cơ thể như vùng đầu, bụng, ngực…..

Tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người:Thường là những vị trí không gây nguy hiểm chết người ví dụ như vùng vai, tay, hay chán…..

– Về vũ khí, hung khí sử dụng hay các tác nhân khác

Tội giết người:Thường sử dụng các vũ khí, hung khí tấn công như súng, dao, gậy… với cách thức quyết liệt.

Tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người: Không sử dụng các hung khí nguy hiểm hoặc nếu sử dụng thì cũng không nhằm mục dích tước đoạt tính mạng của nạn nhân.

– Yếu tố lỗi

Tội giết người:Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.

Lỗi cố ý trực tiếp: Trong trường hợp một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Lỗi cố ý gián tiếp: Trong trường hợp một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý gián tiếp.

Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của họ.

Tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người: Người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra.Người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra.

Trên đây là những yếu tố cơ bản để Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người. Có thể thấy, tội giết người nguy hiểm hơn và sẽ bị xử phạt nặng hơn so với tội cố ý gây thương tích mà gây hậu quả chết người.

Ranh giới giữa hai loại tội này rất mỏng manh và dễ nhầm lẫn. Vì vậy cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết vụ án phải hết sức thận trọng.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Hoàng Phi để chỉ ra điểm khác biệt giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi