Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn giấy phép con Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử? Trách nhiệm quản lý tương mại điện tử thuộc về cơ quan nào?
  • Thứ ba, 21/11/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 277 Lượt xem

Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử? Trách nhiệm quản lý tương mại điện tử thuộc về cơ quan nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử như sau:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử và chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng thương mại điện tử và các quy định về quản lý dịch vụ thương mại điện tử đặc thù.

3. Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử.

4. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử.

5. Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử.

6. Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử.

7. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện tử.

8. Thống kê về thương mại điện tử.

9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử.

10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.

Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử bao gồm 10 nội dung được quy định tại Điều 5 nêu trên. Trong đó có nội dung xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử và chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại.

Trách nhiệm quản lý thương mại điện tử thuộc về cơ quan nào?

Theo Điều 6 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử như sau:

1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

Như vậy, dựa theo quy định trên, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

Vai trò quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thứ nhất, nhà nước lập ra môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn về thương mại

– Môi trường thương mại điện tử và cạnh tranh về thương mại điện tử phải phụ thuộc vào các yếu tố về chính sách, luật pháp và thủ tục hành chính.

– Các thông tin về kế hoạch thương mại điện tử thực hiện tuân thủ quyết định, chính sách nhà nước để tránh được các tình trạng thủ tục hành chính rườm rà, thủ tục pháp lý không đầy đủ, đồng bộ minh bạch tạo nên một vai trò rất lớn để cải tạo môi trường kinh doanh nhất là trong môi trường kinh doanh biến đổi ngày nay.

– Nhà nước hỗ trợ tạo lập cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại điện tử bằng cách thông qua các quan hệ thương mại, sự giao lưu hành hóa trong nước và quốc tế và thiết lập khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn, đồng bộ hơn, tiến bộ hơn, trong lĩnh vực thương mại điện tử.

– Nhà nước vừa là cơ quan ban hành chính sách, quyết định và cũng là cơ quan tổ chức, chịu trách nhiệm thực thi.

– Theo đó, để tạo ra môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh ở mức độ cao như hiện nay thì cần sự đòi hỏi nhà nước phải quản lý vĩ mô, đổi mới nhận thức tư duy, chính sách quản lý nâng cao năng lực, phẩm chất, điều hành lãnh đạo trong thương mại điện tử

Bên cạnh hệ thống luật chuyên ngành, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử cũng cần nắm vững và tuân thủ những quy định liên quan trong các văn bản pháp luật về kinh doanh, thương mại.

Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp và giải quyết mâu thuẫn trong tranh chấp thương mại điện tử

– Các doanh nghiệp cần được nhà nước hỗ trợ trong nền kinh tế và doanh nghiệp cần một sự hỗ trợ nhất định. Nhà nước sẽ quyết định bằng trách nhiệm và khả năng của mình để hỗ trợ các doanh nghiệp phù hợp với quá trình phát triển của đất nước trong từng thời kỳ như hỗ trợ về cơ sở vật chất hoặc hỗ trợ về những xúc tiến thương mại tốt…

– Khi giải quyết mâu thuẫn thì nhà nước phải can thiệp, giải quyết một số mâu thuẫn trên thị trường. để cho thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh hơn, cần thiết hơn, là công cụ quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc bán những sản phẩm dịch vụ.

– Nhà nước phải dựa vào những chuẩn mực của luật pháp, những định chế cần thiết để thực hiện cưỡng chế, thi hành luật trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử

Thứ ba, điều tiết quan hệ thị trường về các hoạt động thương mại điện tử

– Dựa vào quy luật thị trường, các chủ thể kinh doanh sẽ quan tâm đến việc bố trí, di chuyển luật đến những nơi có thể phát triển sản xuất và thương mại một cách thuận lợi để tìm kiếm lợi nhuận, tạo nên sự mất cân bằng cung cầu. Chính vì vậy, cần điều tiết quan hệ về thương mại để hạn chế được những nhược điểm rồi từ đó tăng trưởng kinh tế bền vững trong thương mại nói chung và thương mại điện tử nói riêng.

– Nhà nước hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện theo pháp luật về chính sách đảm bảo việc ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.

– Nhà nước cần sử dụng nhiều hơn các công cụ, chính sách, các biện pháp khác để điều tiết thị trường để khuyến khích thương mại điện tử phát triển bằng rất nhiều biện pháp hỗ trợ tạo điều kiện tác động thị trường.

– Quản lý nhà nước về thương mại điện tử nhằm để hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế nhưng thực chất thì quản lý nhà nước về thương mại điện tử là giám sát, kiểm tra phát hiện sai lệch để có những điều chỉnh.

– Các mục tiêu của thương mại mang tính chất bền vững bao gồm về chính trị, kinh tế, thương mại điện tử. Để kiểm soát và điều chỉnh thực hiện mục tiêu phát triển thương mại điện tử đòi hỏi cần phải có sự phối hợp giữa các ngành từ trung ương đến địa phương.

– Công tác kiểm tra giám sát cần bộ máy nhân sự phù hợp, có kỹ thuật có trang thiết bị, công nghệ tiên tiến mới phát hiện ra được những tồn tại.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử? Trách nhiệm quản lý thương mại điện tử thuộc về cơ quan nào?. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

Đánh giá bài viết:
Đánh giá post

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nội dung cần có trong giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm gồm những gì?

Công bố mỹ phẩm là việc mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu mỹ phẩm tiến hành các thủ tục tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiêm về tính an toàn, hiệu quả và chất lương sản...

Trường hợp nào phải công bố lại thực phẩm chức năng?

Tổ chức, cá nhân phải công bố lại thực phẩm chức năng khi sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông...

Trường hợp nào phải công bố lại mỹ phẩm?

Tổ chức, cá nhân sẽ phải công bố lại mỹ phẩm trước khi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết hạn và phải nộp lệ phí theo quy...

Trường hợp nào không phải công bố sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam?

Trường hợp nào không phải công bố sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm có cần phải công bố lại sản phẩm không?

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi