Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cán bộ công chức Những điều viên chức không được làm theo Luật Viên Chức
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Cán bộ công chức |
  • 3868 Lượt xem

Những điều viên chức không được làm theo Luật Viên Chức

Nếu trong trường hợp viên chức vi phạm quy định về những điều viên chức không được làm thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP.

Là những người giữ vai trò là phục vụ nhân dân có tính chất chuyên môn nghiệp vụ cao, viên chức phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về những công việc không được làm. Vậy, để giúp quý độc giả nắm rõ hơn về Những điều viên chức không được làm.

Chúng tôi xin gửi tới quý độc giả những thông tin qua bài viết sau đây:

Viên chức là gì?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Điều 2 Luật viên chức năm 2010.

Như vậy qua khái niệm của viên chức ta có thể thấy viên chức có những đặc điểm sau:

Thứ nhất: Viên chức trước tiên phải là công dân Việt Nam. Theo quy định của Luật quốc tịch: Công dân Việt Nam là Người có quốc tịch Việt Nam.

Thứ hai: Viên chức được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý (trừ các chức vụ của công chức). Viên chức được tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển, do người đứng đầu sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thực hiện (hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý thực hiện hoặc phân cấp).

Thứ ba: Viên chức là người thực  các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ  trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế,…

Thứ tư: Viên chức hưởng lương một phần từ ngân sách, còn lại là nguồn thu sự nghiệp. Lao động của viên chức không mang tính quyền lực công, chỉ thuần túy là hoạt động nghề nghiệp mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ.

Những điều viên chức không được làm 

Những điều viên chức không được làm được quy định tại Điều 19 Luật Viên chức 2010 như sau:

– Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công;

– Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật;

– Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức;

– Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội;

– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

– Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nếu trong trường hợp viên chức vi phạm quy định về những điều viên chức không được làm thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại  Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

“ 1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.”

Căn cứ vào chức vụ của viên chức, và căn cứ vào mức độ vi phạm thì hình thức xử lý kỷ luật khi viên chức vi phạm kỷ luật nói chung và vi phạm quy định về những điều viên chức không được làm nói riêng được xác định như sau:

Điều 15. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức

1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý

a) Khiển trách.

b) Cảnh cáo.

c) Buộc thôi việc.

2. Áp dụng đối với viên chức quản lý

a) Khiển trách.

b) Cảnh cáo.

c) Cách chức.

d) Buộc thôi việc.

Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Quyền và nghĩa vụ của viên chức

– Quyền của viên chức

Theo quy định của Luật viên chức 2010 thì quyền của viên chức bao gồm:

+ Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp:  Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp,  được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ., được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc, được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao, được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao, được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật, được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

+ Quyền của viên chức  về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương: Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù

+ Quyền của viên chức về nghỉ ngơi: Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

+ Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định: Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

+ Các quyền khác của viên chức: Viên chức được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.

– Nghĩa vụ của viên chức

+ Nghĩa vụ chung của viên chức: Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước, Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập; Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao;Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.

+ Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp: Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng; Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ; Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền;…

+ Nghĩa vụ của viên chức quản lý: Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao;  Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;  trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách; Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách; Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi