Trang chủ Kiến thức pháp luật sở hữu trí tuệ Kiểu dáng công nghiệp Người nước ngoài có được đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam không?
  • Thứ bẩy, 13/07/2024 |
  • Kiến thức pháp luật sở hữu trí tuệ |
  • 239 Lượt xem

Người nước ngoài có được đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam không?

Người nước ngoài có được đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam không? sẽ được Luật Hoàng Phi trả lời trong nội dung bài viết này.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là việc cá nhân, tổ chức sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp thực hiện thủ tục xác lập quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu bảo hộ cho thành quả trí tuệ của mình. Vậy theo pháp luật, người nước ngoài có được đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam không?

Tại sao cần phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Kiểu dáng công nghiệp góp phần làm tăng sức hút của sản phẩm với người tiêu dùng và nhiều sản phẩm hot trên thị trường chính vì hình dáng bên ngoài thu hút. Chính vì thế, bảo hộ kinh doanh cn cho sản phẩm là rất cần thiết và cũng là chiến lược kinh doanh quan trọng đối với các doanh nghiệp. Lợi ích mà đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có thể kể đến như:

– Khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu sẽ được độc quyền sử dụng, tránh được sự sao chép, mô phỏng tương tự của các đối thủ cạnh tranh đối với sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp với thị trường;

– Chủ sở hữu có thể yên tâm để quảng bá sản phẩm;

– Kiểu dáng công nghiệp giúp gia tăng giá trị của sản phẩm, tạo ra được vị trí của sản phẩm đối với người tiêu dùng.

– Do đã được pháp luật bảo hộ, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có thể thực hiện nhượng quyền thu lợi cho doanh nghiệp;

– Việc độc quyền kiểu dáng công nghiệp giúp gia tăng tính cạnh tranh lành mạnh, kích thích các doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động sáng tạo nhằm tạo ra những sản phẩm độc đáo, góp phần cho doanh nghiệp có cơ hội phát triển, đa dạng mẫu hàng hóa, tiếp cận được với người tiêu dùng.

Người nước ngoài có được đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam không?

Quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp được quy định như sau:

– Quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp là quyền của tất cả các cá nhân, tổ chức có kiểu dáng công nghiệp muốn đăng ký tại Việt Nam.

– Cá nhân, tổ chức Việt Nam, các nhân, tổ chức nước ngoài đều có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam.

– Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam phải được nộp thông qua tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ.

Theo đó, không chỉ người Việt Nam mà người nước ngoài hoàn toàn có quyền thực hiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam.

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Theo pháp luật sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng được 03 điều kiện sau đây:

– Có tính mới;

– Có tính sáng tạo;

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Thứ nhất: Tính mới của kiểu dáng công nghiệp

– Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

– Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.

– Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

– Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

+ Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022);

+ Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

+ Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Thứ hai: Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Thứ ba: Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để

chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN;

– 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp gồm các nội dung:

+ Tên kiểu dáng công nghiệp;

+ Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;

+ Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;

+ Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;

+ Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;

+ Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp].

– 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp;

– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xem xét theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Tuy nhiên, đây là thời gian theo quy định, trên thực tế, do lượng đơn đăng ký nhiều và lượng chuyên viên không đủ vì thế thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ lâu hơn nhiều so với quy định. Để ra được Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần thời gian khoảng 24 – 30 tháng.

Luật Hoàng Phi – đơn vị đăng ký kiểu dáng công nghiệp uy tín tại Việt Nam

Khách hàng là cá nhân, tổ chức Việt Nam, hay nước ngoài có thể thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp thông qua dịch vụ của Luật Hoàng Phi. Luật Hoàng Phi là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp phép hoạt động, có đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm, tận tâm với công việc.

Dịch vụ của Luật Hoàng Phi sẽ bao gồm các công việc:

– Tư vấn, giải đáp về pháp luật sở hữu trí tuệ, về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp;

– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các tài liệu, thông tin cần thiết khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp;

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp;

– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ và thực hiện các công việc cần thiết ở đây;

– Theo dõi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có);

– Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp và chuyển giao cho khách hàng sử dụng và bảo quản;

– Tư vấn các vấn đề phát sinh sau khi hoàn thành thủ tục (nếu có).

Trên đây là nội dung bài viết người nước ngoài có được đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam không? Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam, vui lòng liên hệ Hotline: 0981.378.999 hoặc email: lienhe@luathoangphi.vn

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Điều Kiện Đăng Ký Kiểu Dáng Công Nghiệp Mới Nhất 2024?

Bất kỳ một kiểu dáng công nghiệp nào dù có nhiều đặc điểm đặc sắc, độc đáo đến đâu cũng phải đáp ứng đủ 3 tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật về Sở Hữu trí tuệ hiện hành mới được độc quyền sử...

Đăng ký kiểu dáng thiết kế giầy

Để việc đăng ký kiểu dáng thiết kế giầy được thực hiện nhanh chóng thì tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy...

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hà Tĩnh

Theo điểm a khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, thông thường, quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp phát sinh trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy...

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Bắc Giang

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Bắc Giang là thủ tục theo đó cá nhân, tổ chức tại Bắc Giang thực hiện nộp hồ sơ (đơn) đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ) để được cấp văn bằng bảo hộ tương ứng – Bằng độc quyền kiểu dáng công...

Industrial design Registration in Vietnam

According to Clause 13, Article 3 of the Law on the Intellectual Property 2005 of Vietnam, Industrial design means the outward appearance of a product embodied in three-dimensional configuration, lines, colors, or a combination of such...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi