Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 518 Lượt xem

Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất hạt giống cây trồng không theo đúng quy trình sản xuất từng cấp giống cây trồng đã quy định.

Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo quy định của Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ.

Vậy Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 3 Nghị định:

1) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật là một năm.

2) Đối với các hành vi vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, thực vật, sản phẩm thực vật thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.

3) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 4 Nghị định quy định: Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề gồm: Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; Quyết định chỉ định khảo nghiệm giống cây trồng; Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng; Chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật; Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

– Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c, d, đ, e, g, h, i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hạt giống cây trồng sản xuất không theo đúng quy trình đối với từng cấp giống đã quy định;

b) Buộc tái chế đối với những thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật có hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở lên so với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Mức phạt tiền trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật

Mức phạt tiền theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 114/2013/NĐ-CP:

1) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.

2) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại Điều 23, Điều 24 của Nghị định này.

Vi phạm về quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn gen cây trồng trong các khu bảo tồn:

1) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm khai thác hoặc sử dụng nguồn gen cây trồng trong khu bảo tồn vượt quá giới hạn cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm khai thác, sử dụng nguồn gen cây trồng trong khu bảo tồn mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chiếm đoạt nguồn gen trong khu bảo tồn;

b) Phá hoại nguồn gen giống cây trồng trong khu bảo tồn, trong trường hợp có thể phục hồi lại được tình trạng ban đầu.

4) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm phá hoại nguồn gen giống cây trồng trong khu bảo tồn đến mức không thể khôi phục lại được tình trạng ban đầu.

5) Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

6) Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b khoản 3 Điều này.

Vi phạm về thu thập, bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm nằm trong Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tôn theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 114/2013/NĐ-CP:

1) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chiếm đoạt nguồn gen quý hiếm trong khu bảo tồn;

b) Phá hoại nguồn gen quý hiếm trong khu bảo tồn, trong trường hợp có thể phục hồi lại được tình trạng ban đầu.

2) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm phá hoại nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn đến mức không thể khôi phục lại được tình trạng ban đầu.

3) Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4) Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Vi phạm về xuất khẩu nguồn gen, giống cây trồng quý hiếm (Điều 8 Nghị định):

1) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm xuất khẩu quá số lượng đối với từng nguồn gen cây trồng quý hiếm so với văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm xuất khẩu không đúng tên nguồn gen cây trồng quý hiếm so với văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm xuất khẩu nguồn gen quý hiếm mà không được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm xuất khẩu giống cây trồng thuộc Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu.

5) Hình thức xử phạt bổ sung 

Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này.

Vi phạm về khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng (khảo nghiệm cư); khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (khảo nghiệm DUS) theo quy định tại Điều 9 Nghị định:

1) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân khảo nghiệm được chỉ định thực hiện khảo nghiệm nhưng không duy trì đầy đủ điều kiện khảo nghiệm như tại thời điểm được cơ quan có thẩm quyền chỉ định.

2) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân khảo nghiệm được chỉ định thực hiện khảo nghiệm nhưng không thực hiện đúng quy phạm khảo nghiệm hiện hành. MS 3) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân được chỉ định khảo nghiệm nhưng công bố sai sự thật kết quả khảo nghiệm.

4) Hình thức xử phạt bổ sung

Tước quyền sử dụng Quyết định, chỉ định khảo nghiệm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

5) Biện pháp khắc phục hậu quả LỜI Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Vi phạm về sử dụng giống cây trồng mới đang trong quá trình khảo nghiệm, sản xuất thử (Điều 10 Nghị định):

1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm đưa giống cây trồng đang trong quá trình khảo nghiệm cơ bản ra khảo nghiệm sản xuất vượt từ 30% trở lên so với diện tích được phép theo quy định đối với từng loại giống cây trồng. 

2) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây khi chuyển giao giống nhằm mục đích sản xuất thử:

a) Không có quy trình kỹ thuật trồng trọt của giống sản xuất thử kèm theo cho người sản xuất;

b) Không có hợp đồng hoặc danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất thử, thời gian, số lượng giống được chuyển giao;

c) Không theo dõi, đánh giá giống trong quá trình sản xuất thử.

3) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: s a) Chuyển giao giống ra sản xuất thử vượt từ 30% trở lên so với diện tích được phép theo quy định đối với từng loại giống cây trồng;

b) Sản xuất thử không đúng vùng sinh thái được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Vi phạm về quản lý cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (Điều 11 Nghị định):

1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm không thực hiện đúng quy định về trách nhiệm quản lý, sử dụng, khai thác cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm đã quy định:

a) Không gắn mã hiệu cho nguồn giống;

b) Nguồn giống không đảm bảo đạt các tiêu chí như khi được công nhận, bị nhiễm bệnh nguy hiểm, thoái hóa;

c) Cây có múi Sa, cây có múi Sọ không được trồng trong nhà lưới đủ tiêu chuẩn ngăn chặn côn trùng trung gian truyền bệnh;

d) Khai thác vật liệu nhân giống vượt quá định mức quy định trong Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng;

đ) Không lập sổ theo dõi tình hình cung cấp vật liệu nhân giống.

2) Hình thức xử phạt bổ sung

Tước quyền sử dụng Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm tại điểm b, c khoản 1 Điều này

Vi phạm về quyền của chủ Bằng bảo hộ (Điều 12 Nghị định):

1) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng giống cây trồng đã được chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ nhằm mục đích thương mại mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 Luật Sở hữu trí tuệ.

2) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng quyền của chủ Bằng bảo hộ liên quan đến vật liệu nhân của giống cây trồng đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng để thực hiện một trong các mục đích sau:

a) Sản xuất hoặc nhân giống;

b) Chế biến nhằm mục đích nhân giống;

c) Chào hàng;

d) Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường;

đ) Xuất khẩu;

e) Nhập khẩu;

g) Lưu giữ để thực hiện một trong các hành vi quy định tại điểm a, b, c, d, đ và e khoản này;

h) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại điểm a, b, C, d, đ và e khoản này đối với giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ;

i) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại điểm a, b, C, d, đ và e khoản này đối với giống cây trồng có nguồn gốc từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ có nguồn gốc từ một giống cây trồng đã được bảo hộ khác.

3) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với việc sử dụng tên giống cây trồng trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ.

4) Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Vi phạm về nghĩa vụ của chủ Bằng bảo hộ, tác giả giống cây trồng (Điều 13 Nghị định):

1) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ theo quyết định chuyển giao bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền;

b) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo quy định;

c) Chủ Bằng bảo hộ không duy trì được tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ như tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ mà vẫn khai thác, sử dụng vật liệu nhân giống;

d) Tác giả giống cây trồng không thực hiện đúng nghĩa vụ giúp chủ Bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ.

2) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực, bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực để thực hiện quyền đối với giống cây trồng.

3) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng giả để thực hiện quyền đối với giống cây trồng.

4) Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu giống cây trồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

5) Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc thu hồi Bằng bảo hộ giống cây trồng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính (Điều 14 Nghị định):

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh giống cây trồng chính đã quy định:

a) Không có địa điểm kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với từng loài cây trồng, từng cấp giống:

b) Không có hoặc không thuê nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp Trồng trọt, Bảo vệ thực vật trở lên hoặc có chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật sản xuất giống cây trồng chính.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về điều kiện sản xuất giống cây trồng chính với mục đích thương mại:

a) Địa điểm sản xuất không phù hợp với quy hoạch của ngành nông nghiệp; yêu cầu sản xuất của từng loài cây trồng, từng cấp giống đã quy định; Tham

b) Không có cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất từng loài cây trồng, từng cấp giống đã quy định;

c) Không có hoặc không thuê nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp Trồng trọt, Bảo vệ thực vật trở lên hoặc có chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật sản xuất giống cây trồng đối với sản xuất giống xác nhận;

d) Không có hoặc không thuê nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học chuyên ngành Nông học, Trồng trọt, Bảo vệ thực vật trở lên đối với sản xuất giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng, giống bố mẹ và hạt lai F1.

Vi phạm về sản xuất giống cây trồng (Điều 15 Nghị định):

1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất hạt giống cây trồng không theo đúng quy trình sản xuất từng cấp giống cây trồng đã quy định.

2) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Nhân giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp bằng phương pháp vô tính không từ cây đầu dòng hoặc từ vườn cây đầu dòng đã được bình tuyển và công nhận;

b) Sản xuất giống cây lâm nghiệp chính không sử dụng vật liệu nhân giống từ cây mẹ, vườn cây đầu dòng, vườn giống hoặc rừng giống đã qua bình tuyển và được công nhận.

3) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất nhằm mục đích thương mại giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống cây trồng mới hoặc không có văn bản chấp thuận cho phép sản xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4) Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu giống cây trồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

5) Biện pháp khắc phục hậu quả là LỆ Buộc thu hồi chuyển mục đích sử dụng hạt giống hoặc buộc tiêu hủy hạt giống đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Ngoài ra, hành vi vi phạm về kinh doanh giống cây trồng, vị phạm về xuất nhập khẩu, vi phạm quy định quản lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng bị phạt tiền theo quy định tại các Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi