Mã ngành nghề kinh doanh spa
Để tìm hiểu kỹ hơn về Mã ngành nghề kinh doanh spa, mời quý vị theo dõi bài viết sau đây của Luật Hoàng Phi.
Hiện nay, nhu cầu làm đẹp, chăm sóc sức khỏe của con người đang rất lớn; các dịch vụ như làm tóc, móng, thẩm mỹ, xoa bóp… đang rất được ưa chuộng ở nhiều nơi trên toàn quốc. Vậy thành lập công ty kinh doanh dịch vụ spa cần những gì? Mã ngành nghề kinh doanh spa là gì? sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết sau đây.
Mã ngành nghề kinh doanh spa là gì?
Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành nghề kinh doanh thì mã ngành nghề kinh doanh spa như sau:
9610: Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao). Chi tiết nhóm này gồm: Dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình…);
9631: Cắt tóc, làm đầu, gội đầu. Chi tiết nhóm này gồm:
– Cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, nhuộm tóc, duỗi thẳng, ép tóc và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ; phun thêu thẩm mỹ chân mày, mắt môi
– Cắt, tỉa và cạo râu;
– Massage mặt, làm móng chân, móng tay, trang điểm…
Loại trừ: Làm tóc giả được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).
Điều kiện kinh doanh spa
Bên cạnh những điều kiện khi thành lập công ty nói chung thì khi kinh doanh dịch vụ spa, các cá nhân/ tổ chức cần chú ý một số điều kiện như sau:
Thứ nhất: Theo Khoản 5 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người cần phải đảm bảo điều kiện về an ninh, trật tự tại Điều 25 của Nghị định 96 và trách nhiệm cụ thể tại Điều 30 gồm:
– Bố trí nơi cất giữ, bảo quản an toàn tư trang, tài sản của khách.
– Bố trí phòng nam riêng và nữ riêng khi thực hiện dịch vụ xoa bóp.
Thứ hai: Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân sự
Điều 38 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ spa bao gồm:
1.Cơ sở vật chất:
a) Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình.
b) Các phòng xoa bóp phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Mỗi phòng xoa bóp có chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng bác sỹ hoặc nơi đón tiếp khách hàng;
– Có bản quy trình kỹ thuật xoa bóp chữ to, dễ đọc dán hoặc treo trên tường phòng xoa bóp in trên khổ giấy A1.
c) Có buồng tắm hợp vệ sinh, bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để chăm sóc khách hàng.
2.Thiết bị:
a) Có giường xoa bóp hoặc ghế hoặc đệm phù hợp; ga trải giường, gối, khăn tắm phải bảo đảm vệ sinh;
b) Có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc và một số dụng cụ y tế (ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm) tại phòng trực của bác sỹ;
c) Có đủ thuốc cấp cứu thông thường.
3.Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là bác sỹ hoặc y sỹ hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền. Trường hợp có chỉ định thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền;
b) Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
Nhân viên thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3 cm x 4 cm.
Tuy nhiên hiện nay điều này đã bị bãi bỏ bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP, vì thế, để kinh doanh dịch vụ spa sẽ không bắt buộc phải đáp ứng điều kiện này nữa.
Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ spa
Hồ sơ kinh doanh dịch vụ spa sẽ cụ thể theo từng loại hình doanh nghiệp được lựa chọn. Thành phần cụ thể cho các loại hình doanh nghiệp như sau:
Doanh nghiệp tư nhân:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Công ty hợp danh:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên.
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Công ty TNHH một thành viên:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ spa ở đâu?
Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ spa được lập thành 01 bộ hoàn chỉnh và nộp đến phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính.
Ví dụ: Công ty đặt trụ sở chính tại Hà Nội thì hồ sơ sẽ nộp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
Hồ sơ sẽ được nộp theo các hình thức:
– Nộp trực tiếp
– Nộp qua dịch vụ bưu chính
– Nộp qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung bài viết mã ngành nghề kinh doanh spa của Luật Hoàng Phi, Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ thành lập công ty vui lòng gọi đến Hotline: 0981.378.999
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ
QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
—————–*****——————-
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ giáo dục
Giáo dục đào tạo là một ngành nghề có điều kiện và vô cùng phức tạp khi thành lập, nên việc cần có một đơn vị am hiểu về pháp luật, cũng như dày dặn kinh nghiệm trong thực tế triển khai sẽ có thể giúp ích cho bạn rất...
Chi phí thay đổi ngành nghề kinh doanh mới nhất
Khi thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp không gửi thông báo kịp thời tới cơ quan có thẩm quyền, trong vòng 10 ngày từ khi có thay đổi, thì doanh nghiệp có thể phát sinh bị phạt xử lý vi phạm hành...
Bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
Bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc bổ sung thêm một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh chưa có vào giấy chứng nhận đăng ký kinh...
Bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ngành nghề kinh doanh, trong đó có quy định mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ tư vấn du học là mã...
Bổ sung Mã ngành tổ chức sự kiện
Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành cấp 4 của ngành nghề tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại (bao gồm: Tổ chức sự kiện, lễ hội đường phố, triển lãm) là...
Xem thêm