Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Làm thế nào để đòi lại phần đất bị lấn chiếm?
  • Thứ bẩy, 21/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2205 Lượt xem

Làm thế nào để đòi lại phần đất bị lấn chiếm?

Đất của tôi bị nhà hàng xóm xây hàng rào lấn chiếm 14 cm. Xin hỏi luật sư làm thế nào để tôi đòi lại phần đất của mình? Tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi:

Tôi có một vấn đề mong được luật sư tư vấn. Tôi tên là Hoàng. Tôi có một mảnh đất do bố mẹ tôi cho để xây nhà (sổ đỏ đứng tên tôi), nhưng tôi quyết định bán mảnh đất đó để lấy vốn làm ăn. Đầu tháng 11/2015, sau khi tôi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng mảnh đất đó cho người mua, tôi đã thuê địa chính huyện xuống đo toạ độ cắm cọc mảnh đất theo bản đồ diện tích được công nhận trên sổ đỏ. Khi đó, tôi phát hiện ra mảnh đất của tôi đã bị nhà kế bên xây hàng rào lấn 14 cm. Mảnh đất của tôi không còn đủ chiều ngang như trên sổ đỏ nữa và tôi sắp phải giao đất cho bên mua. Tôi phải làm thế nào để đòi lại phần đất bị xây lấn chiếm? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Với câu hỏi của anh, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều 166 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất có quyền:

–  Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

–  Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Theo quy định nêu trên, khi người hàng xóm xây dựng hàng rào lấn chiếm sang thửa đất nhà anh 14cm, anh có quyền khởi kiện về hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của anh.

Tuy nhiên, trước tiên, anh nên đề nghị người hàng xóm trả lại phần diện tích đã lấn chiếm. Trong trường hợp người hàng xóm không trả lại thì anh có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có mảnh đất của anh để hòa giải. Nếu hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã không thành thì anh có thể lựa chọn cách giải quyết tranh chấp theo Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;…

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

* Các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013:

–  Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

–  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

–  Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

–  Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

–  Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

Như vậy, nếu hòa giải không thành công, anh có thể tiến hành khởi kiện ra Tòa án nhân dân hoặc giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp huyện để đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình đối với mảnh đất đó.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, anh có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi