Thủ Tục Thành Lập Địa Điểm Kinh Doanh Công Ty Công Ty 2024
Thành lập địa điểm kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện khi muốn mở rộng địa điểm kinh doanh, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh sẽ được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính của địa điểm kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Doanh nghiệp quy định: Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh.
Phân biệt chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Ngoài trụ sở chính, các doanh nghiệp còn có thể thành lập chi nhánh công ty, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Mỗi loại hình sẽ có những quyền lợi, nghĩa vụ và điều kiện khác nhau.
>>> Tham khảo: Thành lập Chi nhánh Công ty
>>> Tham khảo: Thành lập địa điểm kinh doanh
Chúng tôi đã lập bảng so sánh đặc điểm của ba loại hình kinh doanh này để mọi người tiện lợi khi tham khảo.
Đặc điểm | Chi nhánh | Văn phòng đại diện | Địa điểm kinh doanh |
Định nghĩa | Là đơn vị chịu sự quản lý, điều hành của doanh nghiệp | Là đơn vị chịu sự quản lý, điều hành của doanh nghiệp | Là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp |
Nhiệm vụ | Thực hiện chức năng của doanh nghiệp | Đại diện theo ủy quyền cho lợi ích doanh nghiệp | Kinh doanh ngoài trụ sở chính |
Điều kiện | Ngành nghề kinh doanh đồng nhất với doanh nghiệp | Nội dung hoạt động đúng với doanh nghiệp | Được đặt trong cùng 1 tỉnh/thành phố với trụ sở chính hoặc khác tỉnh/thành phố với trụ sở chính |
Quyền lợi | Ký kết các hợp đồng kinh tế | Trưng bày, giới thiệu sản phẩm,dịch vụ | Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của doanh nghiệp |
Như vậy:
(i) Loại hình chi nhánh sẽ phù hợp với công ty có nhu cầu kinh doanh bên ngoài tỉnh/thành phố
(ii) Loại hình văn phòng đại diện không có chức năng xúc tiến thương mại nên không thể trực tiếp ký hợp đồng, do đó, chỉ phù hợp với việc là nơi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ công ty cung cấp tới khách hàng.
(iii) Loại hình địa điểm kinh doanh phù hợp với Công ty muốn mở rộng địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính nhưng trong cùng tỉnh/thành phố hoặc khác tỉnh/thành phố
Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh công ty?
Điều kiện tên địa điểm kinh doanh
+ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt. Quý khách hàng cũng có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được.
+ Tên địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ “địa điểm kinh doanh”.
+ Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, khi thành lập địa điểm kinh doanh từ ngày 25/02/2020 đến ngày 31/12/2020, các địa điểm kinh doanh mới thành lập thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn thuế môn bài.
Điều kiện ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh
Phạm vi ngành nghề kinh doanh địa điểm kinh doanh sẽ theo ngành nghề kinh doanh công ty mẹ (địa điểm kinh doanh sẽ được đăng ký hoạt động 1 phần ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ).
Điều kiện địa chỉ đăng ký trụ sở địa điểm kinh doanh công ty
Địa chỉ đăng ký trụ sở địa điểm kinh doanh phải là một địa điểm cụ thể, chính xác (không sử dụng nhà chung cư, khu tập thể cũ để đăng ký trụ sở chính)
Điều kiện người đứng đầu địa điệm kinh doanh
Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền hoàn toàn có thể làm người đứng đầu khi thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty.
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh công ty như thế nào?
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh sẽ thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập địa điểm kinh doanh;
Doanh nghiệp cần chuẩn bị thông tin cho việc thành lập địa điểm kinh doanh như thông tin địa chỉ địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh….vv.
Lưu ý: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định;
Hồ sơ lập địa điểm kinh doanh bao gồm:
– Thông báo lập địa điểm kinh doanh;
– Quyết định thành lập địa điểm kinh doanh công ty;
– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục lập địa điểm kinh doanh
– Bản sao chứng thực CMTND/Căn cước/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập đến Phòng Đăng ký kinh doanh
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thụ lý giải quyết: Doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh online (trực tuyến) qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đăng ký trụ sở chính của địa điểm kinh doanh.
Ví dụ: Công ty A có đăng ký trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và muốn lập địa điểm kinh doanh ở tỉnh Hưng Yên, công ty A sẽ nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên để thành lập địa điểm kinh doanh.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh công ty
Thời gian thẩm định hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh: 3-5 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh công ty
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ thành lập Địa điểm kinh doanh công ty
Khi có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh, quý khách hàng có thể liên hệ với Luật Hoàng Phi để được tư vấn và sử dụng dịch vụ.
Luật Hoàng Phi sẽ thực hiện các công việc sau khi cung cấp dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh cho khách hàng:
– Tư vấn quy trình thủ tục thành lập Địa điểm kinh doanh công ty;
– Hướng dẫn hoặc hỗ trợ doanh nghiệp soạn thảo thành lập Địa điểm kinh doanh cổ phần theo đúng quy định;
– Nhận ủy quyền và thay khách hàng làm thủ tục đăng ký thành lập Địa điểm kinh doanh công ty với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Hỏi đáp nhanh thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Khi nào phải thành lập địa điểm kinh doanh?
Doanh nghiệp tiến hành thành lập địa điểm kinh doanh khi có hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty A có đăng ký trụ sở chính tại địa chỉ B nhưng có mở thêm 1 cơ sở kinh doanh tại địa điểm C, công ty A sẽ thành lập địa điểm kinh doanh tại địa điểm C để hoạt động kinh doanh tại đây được hợp pháp.
Địa điểm kinh doanh có con dấu không?
Địa điểm kinh doanh được thành lập không thể khắc dấu riêng cho mình, nó chịu sự quản lý, giám sát, hoạch toán rất chặt chẽ và là bộ phận dính liền với công ty mẹ. Do đó nếu trong trường hợp cần ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hoặc ghi nhận chi phí bằng hóa đơn thì công ty mẹ sẽ thực hiện thay cho địa điểm này.
Công ty được thành lập tối đa bao nhiêu địa điểm kinh doanh?
Luật Doanh nghiệp không quy định số lượng tối đa địa điểm kinh doanh được lập, do đó, công ty có thể thành lập địa điểm kinh doanh không hạn chế để tiến hành hoạt động kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh có sử dụng chữ ký số để kê khai thuế riêng không?
Địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc vào công ty mẹ. Do đó, địa điểm kinh doanh không có tư cách pháp nhân và không tự mình kê khai thuế. Vì vậy, địa điểm kinh doanh không sử dụng chữ ký số để kê khai báo cáo thuế, việc này sẽ do công ty mẹ làm.
Kê khai và nộp thuế môn bài khi thành lập địa điểm kinh doanh như thế nào?
Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, khi thành lập địa điểm kinh doanh từ năm đầu thành lập, các địa điểm kinh doanh mới thành lập thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn thuế môn bài
Trả lời: Khi có nhu cầu tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh, khách hàng vui lòng liên hệ với Bộ phận Doanh nghiệp của Công ty Luật Hoàng Phi thông tin sau:
– Yêu cầu dịch vụ: 0981.393.686 – 0981.393.868
– Yêu cầu dịch vụ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999
– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)
– Email: lienhe@luathoangphi.vn
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ
QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
—————–*****——————-
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Nam Định
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy...
Thủ Tục Thành Lập Chi Nhánh Công Ty Tại Lâm Đồng
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố nơi chi nhánh hoạt...
Quy trình thành lập Chi nhánh công ty tại Hòa Bình
Thủ tục Thành lập Chi nhánh công ty tại Hòa Bình như thế nào? Khách hàng quan tâm theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu...
Thủ Tục Thay Đổi Địa Chỉ Văn Phòng Đại Diện Như Thế Nào?
Luật Hoàng Phi hướng dẫn thủ tục thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện cho doanh nghiệp tại Hà Nôi nói chung và các tỉnh/thành phố khác nói riêng. Khi bạn cần thủ tục thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư...
Thành Lập Chi Nhánh Công Ty TNHH
Chi nhánh công ty TNHH được xem là đơn vị phụ thuộc của công ty TNHH, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy...
Xem thêm