Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn giấy phép con Hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử là gì? Hồ sơ đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử?
  • Thứ ba, 21/11/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 318 Lượt xem

Hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử là gì? Hồ sơ đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử?

Các thương nhân, tổ chức tiến hành hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử, cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử phải tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương.

Hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử là gì? Hồ sơ đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử?  Quý độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Thương mại điện tử là gì?

Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. (khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP)

Website thương mại điện tử là gì?

Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng. (khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP)

Hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử là gì?

Các thương nhân, tổ chức tiến hành hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử, cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử phải tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương.

Căn cứ Điều 61 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử như sau:

– Điều kiện tiến hành hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử:

+ Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

+ Độc lập về mặt tổ chức và tài chính với các thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử được đánh giá tín nhiệm;

+ Có bộ tiêu chí và quy trình đánh giá website thương mại điện tử được công bố công khai, minh bạch, áp dụng thống nhất cho các đối tượng được đánh giá;

+ Đã đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử với Bộ Công Thương và được xác nhận đăng ký.

– Thương nhân, tổ chức đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử bị hủy bỏ đăng ký trong những trường hợp sau:

+ Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo khi tiến hành đăng ký;

+ Không thực hiện đúng quy trình và tiêu chí đánh giá tín nhiệm đã công bố công khai;

+ Lợi dụng hoạt động đánh giá tín nhiệm để thực hiện các hành vi nhằm thu lợi bất chính.

– Bộ Công Thương quy định cụ thể về hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử, nội dung hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký, sửa đổi bổ sung, hủy bỏ, chấm dứt đăng ký cho các thương nhân, tổ chức tiến hành hoạt động này.

– Nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử:

+ Giám sát hoạt động của các website thương mại điện tử đã được gắn biểu tượng tín nhiệm;

+ Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các website thương mại điện tử đã được gắn biểu tượng tín nhiệm nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

+ Trước ngày 05 hàng tháng, báo cáo Bộ Công Thương danh sách cập nhật các website thương mại điện tử đã được gắn biểu tượng tín nhiệm tính đến cuối tháng trước đó;

+ Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, báo cáo Bộ Công Thương về hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử của năm trước đó.

Hồ sơ đăng ký hoạt động đánh giá tin nhiệm website thương mại điện tử

Hồ sơ đăng ký hoạt động đánh giá tin nhiệm website thương mại điện tử gồm những giấy tờ sau đây:

– Đơn đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử theo mẫu;

– Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao như trên;

– Đề án hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử bao gồm các nội dung tối thiểu sau:

+ Tên chính thức của chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử;

+ Mục đích hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử;

+ Giải trình kinh nghiệm, năng lực phù hợp với hoạt động đánh giá tín nhiệm;

+ Phạm vi đánh giá tín nhiệm phù hợp với phạm vi hoạt động của thương nhân, tổ chức;

+ Thời gian và tần suất tiến hành hoạt động đánh giá tín nhiệm;

+ Đối tượng hoặc loại hình website thương mại điện tử sẽ được đánh giá tín nhiệm;

+ Các tiêu chí được áp dụng để đánh giá một website thương mại điện tử, trong đó phải bao gồm tiêu chí website thương mại điện tử đã hoàn thành việc thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP;

+ Quy trình, cách thức tiến hành đánh giá một website thương mại điện tử;

+ Cách thức tổ chức hoạt động đánh giá tín nhiệm và lựa chọn nhân sự thực hiện việc đánh giá;

+ Thiết kế biểu tượng tín nhiệm sẽ gắn lên các website thương mại điện tử được đánh giá;

+ Phương án giám sát hoạt động của các website thương mại điện tử đã được gắn biểu tượng tín nhiệm;

+ Quyền, nghĩa vụ của bên đánh giá tín nhiệm và bên có website được đánh giá tín nhiệm.

Trên đây là nội dung bài viết Hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử là gì? Hồ sơ đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử? của Công ty Luật Hoàng Phi. Mong rằng bài viết này sẽ mang đến Quý độc giả những thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nội dung cần có trong giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm gồm những gì?

Công bố mỹ phẩm là việc mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu mỹ phẩm tiến hành các thủ tục tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiêm về tính an toàn, hiệu quả và chất lương sản...

Trường hợp nào phải công bố lại thực phẩm chức năng?

Tổ chức, cá nhân phải công bố lại thực phẩm chức năng khi sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông...

Trường hợp nào phải công bố lại mỹ phẩm?

Tổ chức, cá nhân sẽ phải công bố lại mỹ phẩm trước khi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết hạn và phải nộp lệ phí theo quy...

Trường hợp nào không phải công bố sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam?

Trường hợp nào không phải công bố sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm có cần phải công bố lại sản phẩm không?

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi