Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Hành vi tham nhũng có thể xảy ra ở đâu?
  • Thứ năm, 09/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2710 Lượt xem

Hành vi tham nhũng có thể xảy ra ở đâu?

Hành vi tham nhũng có thể xảy ra ở tất cả mọi nơi, hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện hoặc là hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện.

Thực tế thấy được rằng tham nhũng là một hành vi diễn ra rất phổ biến hiện nay, vấn đề phòng chống tham nhũng luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu bởi chỉ có phòng chống tham nhũng mới có thể có bộ máy Nhà nước trong sạch và vững mạnh. Hành vi tham nhũng có thể xảy ra ở đâu?

Tham nhũng là gì?

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Tham nhũng là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế – xã hội lỏng lẻo tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển.

Hành vi tham nhũng phải bao gồm đồng thời ba dấu hiệu đặc trưng sau:

– Được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn;

Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

+ Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

+ Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

– Người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao;

Việc lợi dụng, lạm dụng chức vụ quyền hạn thông qua là chức năng chính quyền; chức năng tổ chức, lãnh đạo; chức năng hành chính, kinh tế theo nhiệm vụ, công vụ được giao hoặc theo thẩm quyền chuyên môn mà người đó đảm nhận.

– Người thực hiện hành vi tham nhũng phải có mục đích, động cơ vụ lợi.

Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Đây là dấu hiệu bắt buộc phải có để phân biệt hành vi tham nhũng với những hành vi vi phạm pháp luật khác do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.

Vậy Hành vi tham nhũng có thể xảy ra ở đâu? quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung tiếp theo sau đây.

Ví dụ về các hành vi tham nhũng

Trước khi tìm hiểu về Hành vi tham nhũng có thể xảy ra ở đâu? nội dung này sẽ đưa ra ví dụ về các hành vi tham nhũng.

Ví dụ: A là thủ quỹ của một đơn vị nhà nước, A đã lợi dụng quyền hạn mà tổ chức giao cho mình để lấy quỹ cơ quan và đầu tư mua bán đất riêng. Hành vi này của A chính là tham nhũng. Vì A là người có chức vụ, quyền hạn (thủ quỹ) và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để đạt được mục đích hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật.

Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước

Theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

– Tham ô tài sản;

– Nhận hối lộ;

– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

– Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

– Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

– Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

–  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Tác hại tham nhũng mang lại trong lĩnh vực kinh tế không chỉ là việc tài sản, lợi ích của Nhà nước, của tập thể và cá nhân bị biến thành tài sản riêng của một người mà nguy hiểm hơn, hành vi này còn gây thiệt hại, thất thoát, lãng phí .

Hành vi tham nhũng có thể xảy ra ở đâu?

Từ nội dung đã phân tích ở trên có thể trả lời được câu hỏi Hành vi tham nhũng có thể xảy ra ở đâu?

Hành vi tham nhũng có thể xảy ra ở tất cả mọi nơi, hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện hoặc là hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện.

Tham nhũng len lỏi vào đời sống xã hội, gây ra hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt như kinh tế, chính trị, xã hội… Nó cản trở sự phát triển của xã hội, đụng chạm đến lợi ích của cá nhân, tập thể, dân cư, đất nước.

Do đó công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng cần tập trung vào những nội dung cụ thể như:

– Tuyên truyền phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, thống nhất có hiệu quả từ nhận thức đến hành động của cán bộ, công chức, viên chức,cộng đồng doanh nghiệp trong việc phòng, chống tham nhũng;

– Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế – xã hội để phòng, chống tham nhũng;

– Thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để phòng, chống tham nhũng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng;

– Tăng cường vai trò giám sát trong công tác phòng, chống tham nhũng; cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được chú trọng và đạt những kết quả tích cực.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (2 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi