Hạn chế việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là?
Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
Những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ, nhưng không phải đối tượng nào cũng được phép chuyển giao. Hiện tại Luật Sở hữu trí tuệ quy định một số đối tượng bị hạn chế việc chuyển giao.
Vậy Hạn chế việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.
Khái niệm chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp là cá nhân, pháp nhân có quyền chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho cá nhân, pháp nhân khác có nhu cầu sử dụng. Theo nguyên tắc, thì chủ thể chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Bên được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là cá nhân, pháp nhân cũng phải đáp ứng điều kiện của chủ thể trong quan hệ hợp đồng dân sự. Đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao vẫn trong thời hạn được bảo hộ. Các bên của hợp đồng thỏa thuận về đối tượng chuyển giao, phạm vi chuển giao, thời hạn chuyển giao, giá chuyển giao (cho thuế), quyền và nghĩa vụ cả các bên, trách nhiệm chịu rủi ro, điều kiện hủy hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng và các thỏa thuận khác.
Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là sự thỏa thuận giữa bên chuyển giao và bên được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, theo đó, bên chuyển giao có nghĩa vụ chuyển giao đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên được chuyển giao sử dụng trong thời hạn nhất định, bên được chuyển giao đối tượng sở hữu công nghiệp tiếp nhận đối tượng để sử dụng trong phạm vi, thời hạn đúng với mặt hữu ích của đối tượng; có nghĩa vụ thanh toán cho bên chuyển giao một khoản tiền theo thỏa thuận.
Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
Việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp).
Hạn chế việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ, nhưng không phải đối tượng nào cũng được phép chuyển giao. Theo tính chất của đối tượng, Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ quy định những đối tượng sau đây bị hạn chế việc chuyển giao như:
– Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.
– Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ thì bên được chuyển giao quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển giao quyền cho phép. Bên chuyển giao đối tượng sở hữu trí tuệ cho cá nhân, pháp nhân cụ thể và chủ thể được chuyển giao có quyền sử dụng đối tượng được chuyển giao đúng với tính năng trong phạm vi và thời hạn được chuyển giao. Bên được chuyển giao không được chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp mình nhận được qua hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng cho người thứ ba, nếu không được bên chuyển giao cho phép.
Nếu đối tượng được chuyển giao quyền sử dụng là nhãn hiệu thì bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu. Bên được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế.
Người được chuyển giao có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Khi có các nhu cầu quy định mà người sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần được phép của người có quyền sử dụng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ. (khoản 1 Điều 136 của Luật Sở hữu trí tuệ).
Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
1. Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển giao quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển giao quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;
2. Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển giao quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;
3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển giao quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.
Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
1. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển giao quyền và bên được chuyển giao quyền;
b) Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
c) Dạng hợp đồng;
d) Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
đ) Thời hạn hợp đồng;
e) Giá chuyển giao quyền sử dụng;
g) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao quyền và bên được chuyển giao quyền.
2. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển giao quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao quyền sau đây:
a) Cấm bên được chuyển giao quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu; buộc bên được chuyển giao quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển giao quyền các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển giao quyền tạo ra hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó;
b) Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển giao quyền xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển giao quyền nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hóa đó;
c) Buộc bên được chuyển giao quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển giao quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển giao quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do bên được chuyển giao quyền sản xuất hoặc cung cấp;
d) Cấm bên được chuyển giao quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển giao quyền.
3. Các điều khoản trong hợp đồng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này mặc nhiên bị vô hiệu.
->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền tác giả
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Bảo đảm thực hiện hợp đồng có bắt buộc không?
Về mặt khách quan, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là sự quy định của pháp luật về các biện pháp để bảo đảm cho một nghĩa vụ chính được thực hiện đồng thời xác định và bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp...
Hậu quả pháp lý khi chậm thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng
Tôi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng phải trả lời trong thời hạn 5 ngày, nhưng tôi quên mất sau 5 ngày mới thông báo chấp nhận thì thông báo của tôi có hiệu lực hay...
Mất tích là gì? Trường hợp nào bị coi là mất tích?
Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất...
Kháng nghị là gì? Thời hạn kháng nghị?
Kháng nghị là Hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa...
Nguyên tắc xác định bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là thiệt hại thực...
Xem thêm