Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cán bộ công chức Giáo viên là công chức hay viên chức?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Cán bộ công chức |
  • 6329 Lượt xem

Giáo viên là công chức hay viên chức?

Viên chức được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và phải có đầy đủ năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực như: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, tài nguyên môi trường, lao động – thương binh xã hội, thể dục thể thao,…

Giáo viên là người dạy học, giáo dục cho học sinh, sinh viên, lên kế  hoạch và tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học trong chương trình giảng dạy của nhà trường. Người ta vẫn coi nhà giáo là một nghề cao quý, nghề gieo con chữ và truyền đạt tri thức tới học trò.

Công chức hay viên chức là những thuật ngữ vẫn hay được sử dụng, tuy nhiên không phải ai cũng biết phân biệt khái niệm này. Và nhiều người vẫn hay thắc mắc rằng vậy giáo viên là công chức hay viên chức.

Để giải đáp thắc mắc này của Quý khách hàng, chúng tôi đưa đến cho quý vị bài viết dưới đây với chủ đề Giáo viên là công chức hay viên chức? Nếu Quý khách hàng đang tìm hiểu vấn đề này thì đừng bỏ lỡ những thông tin sau đây.

>>>>>> Tham khảo bài viết: Phân biệt công chức và viên chức

Công chức, viên chức là gì?

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Căn cứ quy định tại Luật cán bộ công chức năm 2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2019 có quy định về khái niệm công chức.

Còn viên chức được quy định tại Luật viên chức năm 2010 là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Viên chức được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và phải có đầy đủ năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực như: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, tài nguyên môi trường, lao động – thương binh xã hội, thể dục thể thao,…

Giáo viên là công chức hay viên chức?

Để có thể biết giáo viên là công chức hay viên chức cần phân biệt rõ những điểm khác nhau giữa hai chức danh nghề nghiệp này.

Dễ dàng có thể nhận thấy nếu như công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội thì đơn vị sự nghiệp công lập là nơi mà viên chức làm việc. Tính chất nghề nghiệp của công chức sẽ mang tính công vụ và quản lý nhà nước còn viên chức sẽ hoạt động nghề nghiệp chuyên môn.

Nguồn lương của công chức sẽ lấy từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức sẽ lấy từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu như viên chức phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì công chức sẽ không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Từ ngày 01/07/2020 khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019 có hiệu lực. Theo Luật trên thì từ 01/7 hầu hầu hết các giáo viên được tuyển dụng vào ngành giáo dục thì sẽ ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng.

Sau khi hết thời hạn hợp đồng thì giáo viên sẽ phải ký kết lại hợp đồng mới với cấp có thẩm quyền tuyển dụng (Ủy ban nhân dân cấp huyện/ tỉnh hoặc phòng/ Sở Giáo dục nếu được ủy quyền).

Theo đó hợp đồng làm việc không xác định thời hạn chỉ còn được áp dụng với 03 trường hợp sau:

– Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;

– Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

– Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Những trường hợp ký kết hợp đồng làm việc trước 01/7/2020 thì những giáo viên ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn thì tiếp tục hợp đồng trên, những trường hợp hợp đồng có thời hạn làm việc thì thực hiện cho đến thời hạn hợp đồng nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn sẽ được ký lại hợp đồng không xác định thời hạn hoặc không ký tiếp hợp đồng (chấm dứt hợp đồng làm việc) nếu có lý do hợp lý, chính đáng.

Kết luận:

Kể từ ngày 1/7/2020, các giáo viên sẽ là viên chức có thời hạn vì theo quy định tại điều 25 luật cán bộ, công chức, viên chức thì các giáo viên sẽ làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng trừ các trường hợp sau:

+ Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;

+ Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức

+ Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Giáo viên hợp đồng có phải là viên chức không?

Theo quy định tại Điều 2 Luật viên chức 2010:

“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, đối với trường hợp một người đang là giáo viên hợp đồng tại đơn vị sự nghiệp công lập thì bạn không phải là viên chức.

Giáo viên muốn được trở thành viên chức thì phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

Trên đây, Luật Hoàng Phi đã gửi tới Quý khách hàng những thông tin liên quan tới câu hỏi Giáo viên là công chức hay viên chức? Mặc dù công chức, viên chức đều là những thuật ngữ khá quen thuộc nhưng rất nhiều người bị phân vân. Vì vậy chúng tôi hy vọng rằng bài viết trên đây đã phần nào giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

Nếu còn có vướng mắc về vấn đề này, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến 19006557.

Đánh giá bài viết:
4.4/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi