Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cán bộ công chức Giám đốc bệnh viện là công chức hay viên chức?
  • Thứ ba, 07/06/2022 |
  • Cán bộ công chức |
  • 3440 Lượt xem

Giám đốc bệnh viện là công chức hay viên chức?

Giám đốc bệnh viện là công chức hay viên chức? Khi có thắc mắc này, Quý độc giả đừng bỏ qua những thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết này nhé!

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về phân biệt công chức và viên chức, đồng thời giúp Quý vị làm rõ Giám đốc bệnh viên là công chức hay viên chức? Mời Quý vị theo dõi nội dung:

Phân biệt công chức và viên chức

Để giúp Quý độc giả làm rõ thắc mắc: Giám đốc bệnh viện là công chức hay viên chức? chúng tôi phân biệt công chức và viên chức cho Quý vị:

Tiêu chí

Công chức

Viên chức

Khái niệm

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức CT-XH ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

(Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

(Điều 2 Luật Viên chức 2010)

 

Chế độ làm việc

Làm công việc công vụ mang tính thường xuyên.Làm việc theo thời hạn của hợp đồng làm việc

Chế độ tiền lương

Hưởng lương từ ngân sách nhà nướcHưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập

Các chế độ bảo hiểm

Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT

(Điều 2 Luật BHXH 2014, Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014)

Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT

(Điều 2 Luật BHXH 2014, Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014)

Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

(Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013)

Phải tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.

(Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm)

Hình thức xử lý kỷ luật

* Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

– Khiển trách.

– Cảnh cáo.

– Hạ bậc lương.

– Buộc thôi việc.

* Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

– Khiển trách.

– Cảnh cáo.

– Giáng chức.

– Cách chức.

– Buộc thôi việc.

(Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

* Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:

– Khiển trách.

– Cảnh cáo.

– Buộc thôi việc.

* Đối với viên chức quản lý:

– Khiển trách.

– Cảnh cáo.

– Cách chức.

– Buộc thôi việc.

(Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Giám đốc bệnh viện là công chức hay viên chức?

Theo khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức thì Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

– Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự;

– Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.

Các bệnh viện công lập là đơn vị sự nghiệp công lập. Ví dụ:

– Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn trực thuộc Sở Y tế Hà Nội

– Bệnh viện Thanh Nhàn trực thuộc Sở Y tế Hà Nội

Trước đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức bao gồm cả người được tuyển dụng, bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

Tuy nhiên, sau khi Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, khái niệm công chức đã bị sửa đổi, bổ sung. Theo đó, đối tượng quản lý, lãnh đạo trong đơn vị sự nghiệp công lập không còn là công chức.

Đồng nghĩa, giám đốc bệnh viện công lập hiện nay không còn là công chức. Tuy nhiên, mặc dù không còn là công chức nhưng giám đốc bệnh viện công lập vẫn tiếp tục được hưởng các chế độ, chính sách về công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm.

Theo giải thích về viên chức quản lý tại khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức, được sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì: Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. Như vây, với câu hỏi: Giám đốc bệnh viên là công chức hay viên chức? chúng tôi xin đưa ra câu trả lời: giám đốc bệnh viện công lập là viên chức quản lý.

Bác sĩ là viên chức hay công chức?

Bệnh viện công lập là đơn vị sự nghiệp công lập.

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Điều 2 Luật Viên chức 2010)

Như vậy, nếu bác sỹ được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì sẽ là viên chức.

Giảng viên đại học là công chức hay viên chức?

Viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật còn công chức là người được bổ nhiệm, tuyển dụng vào các cơ quan:

– Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

– Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

– Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.

Trong đó, các trường đại học công lập là đơn vị sự nghiệp công lập do là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Ví dụ:

– Trường Đại học Luật Hà Nội trực thuộc Bộ Tư pháp;

– Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;…

Do đó, nếu giảng viên được tuyển dụng vào trường công lập, làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì sẽ là viên chức.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi