Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Giả làm phóng viên bị xử phạt như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2230 Lượt xem

Giả làm phóng viên bị xử phạt như thế nào?

Hành vi giả mạo làm phóng viên có thể bị truy cứu trác nhiệm hình sư với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ từ 03 năm đến 07 năm.

Hiện nay, thực tế xuất hiện người người dùng các giấy tờ giả để mạo danh những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền chuyên môn, nghiệp vụ để nhằm thực hiện những mục đích của mình. Một trong những hành vi đó là giả mạo làm phòng viên. Nhiều người thắc mắc và đặt câu hỏi Giả làm phóng viên bị xử phạt như thế nào?

Trong bài viết này, Luật Hoàng Phi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Giả làm phóng viên bị xử phạt như thế nào?

Giả làm phóng viên bị xử phạt như thế nào?

Điều 6 nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động nghề nghiệp, sử dụng thẻ nhà báo như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây

a) Cho người khác mượn thẻ nhà báo để hoạt động báo chí;

b) Sử dụng thẻ nhà báo của người khác để hoạt động báo chí;

c) Sử dụng thẻ nhà báo đã bị sửa chữa, tẩy xóa, hết hạn sử dụng để hoạt động báo chí;

d) Sử dụng thẻ phóng viên nước ngoài do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp đã hết hạn sử dụng hoặc tác nghiệp không mang theo giấy phép hoạt động báo chí khi hoạt động báo chí tại Việt Nam

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Mạo danh nhà báo, phóng viên để hoạt động báo chí;

b) Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp, cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên để trục lợi.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi thẻ nhà báo đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Căn cứ vào quy định trên có thể thấy: hành vi sử dụng thẻ nhà báo của người khác để hoạt động báo chí bị phạt từ 1000000000 đồng đến 3.000.000 đồng; Mạo danh nhà báo, phóng viên để hoạt động báo chí bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên để trục lợi. Ngoài ra còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như Buộc thu hồi thẻ nhà báo hoặc có thể là Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

Căn cứ vào điều 33 nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định về Thẩm quyền xử phạt như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 3 Nghị định này;

e) Thực hiện các quyền quy định tại Khoản 3, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, hành vi giả mạo làm phóng viên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng, bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: nộp lại số thu lợi bất hợp pháp…

Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính nêu trên, hành vi giả làm phòng viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Dấu hiệu của tội phạm là đối tượng làm giả thẻ nhà báo hoặc các giấy tờ tài liệu khác của cơ quan, tổ chức; sau đó sử dụng các giấy tờ, tài liệu này để lừa dối cơ quan, tổ chức, cá nhân để mưu lợi cá nhân. Căn cứ điều Điều 341 Bộ luật hình sự quy định về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;

đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Hành vi giả mạo làm phóng viên có thể bị truy cứu trác nhiệm hình sư với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ từ 03 năm đến 07 năm.

Trên đây là những nội dung mà Luật Hoàng Phi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Giả làm phóng viên bị xử phạt như thế nào? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Giả làm phóng viên bị xử phạt như thế nào? bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được Luật Hoàng Phi tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả vào cuộc sống

Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân....

Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là gì?

Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư...

Vi phạm hành chính là gì? Xử lý vi phạm hành chính?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Vi phạm hành chính là gì? Xử lý vi phạm hành...

Lỗi quá tải trên 50, 150, 200 phạt bao nhiêu tiền?

Tải trọng của đường bộ là khả năng chịu tải khai thác của cầu và đường để bảo đảm tuổi thọ của công trình theo thiết kế. Khả năng chịu tải khai thác của đường được xác định theo hồ sơ thiết kế mặt đường và tình trạng kỹ thuật thực tế của đường, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế trọng lượng trên trục xe...

Mẫu phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư

Mẫu DC02 dùng để công dân kê khai khi có sự thay đổi các thông tin về nhân thân quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân như: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Tình trạng hôn nhân; Nơi thường trú; Nơi tạm trú; Tình trạng khai báo tạm vắng; Nơi ở hiện...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi