Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đối Tượng Không Được Đăng Ký Sáng Chế Theo Quy Định 2024?
  • Thứ hai, 29/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1965 Lượt xem

Đối Tượng Không Được Đăng Ký Sáng Chế Theo Quy Định 2024?

Trong quá trình tư vấn, trực tiếp thực hiện yêu cầu đăng ký sáng chế cho rất nhiều đối tượng khách hàng Luật Hoàng Phi nhận thấy rằng đa số mọi người chưa hiểu rõ về các điều kiện cũng như quy định của việc đăng ký bảo hộ cho sáng chế, giải pháp hữu ích, trong đó có đối tượng đăng ký. Do vậy, chúng tôi muốn dành bài viết này để giúp mọi người hiểu rõ các đối tượng không được đăng ký sáng chế.

Trước khi thực hiện các thủ tục đăng ký sáng chế tại cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức nên dành thời gian để tìm hiểu về đối tượng không được đăng ký sáng chế. Bởi nhờ nó, mọi người sẽ xác định được sáng chế của mình có khả năng đăng ký hay không?

Các đối tượng không được đăng ký sáng chế được quy định tương đối rõ trong các văn bản pháp luật liên quan. Theo đó nếu ý tưởng của bạn thuộc vào một trong các trường hợp dưới đây sẽ được bảo hộ theo một hình thức khác mà không phải bằng độc quyền sáng chế mặc dù các đối tượng này rất gần với các đối tượng được bảo hộ độc quyền sáng chế.

Đối tượng bảo hộ của sáng chế

Theo Điều 27.1 của Hiệp định TRIPs quy định “bằng độc quyền sáng chế phải được cấp cho sáng chế bất kỳ, sản phẩm hay quy trình, trong tất cả các lĩnh vực công nghệ, với điều kiện phải mới, trình độ sáng tạo khả năng áp dụng công nghiệp.

Giải pháp kỹ thuật – đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế  là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định”. Như vậy đối tượng được bảo hộ sáng chế phải là những giải pháp kỹ thuật do con người tạo ra trên cơ sở ứng dụng các quy luật tự nhiên để giải quyết một vấn đề bằng biện pháp kỹ thuật.

Những gì trái với quy luật tự nhiên hoặc không ứng dụng quy luật tự nhiên mà sử dụng các quy luật được đặt ra một cách nhân tạo không được coi là ứng dụng quy luật tự nhiên.

Giải pháp kỹ thuật, công nghệ hay chính là một phương thức cụ thể nhằm đạt được mục đích mà bất cứ ai thử các giải pháp này đều có thể đạt được cùng mục đích. Giải quyết một vấn đề bằng biện pháp kỹ thuật chính là việc tạo ra một cái mới chứ không phải  “phát kiến” hoặc “diễn giải những sự vật và hiện tượng đã tồn tại nhưng chưa được biết tới.

Giải pháp kỹ thuật – đối tượng được bảo hộ sáng chế có thể tồn tại dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình. 

Sáng chế sản phẩm có thể thuộc một trong các dạng sau đây: 

– Sản phẩm dạng vật thể (dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về kết cấu, sản phẩm đó có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định của con người; 

Sản phẩm dưới dạng chất thể (vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về sự hiện diện, tỉ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định của con người; 

– Sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học (gen, thực vật động vật biến đổi gen…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo; 

Sáng chế dạng quy trình (quy trình công nghệ; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trình, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, điều kiện, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được một mục đích nhất định. 

Những giải pháp không mang tính kỹ thuật sẽ đương nhiên bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế như trong trường hợp đối tượng nêu trong đơn chỉ là ý tưởng hoặc ý đồ, chỉ nêu (đặt) vấn đề mà không phải là cách giải quyết vấn đề, không trả lời được câu hỏi “bằng cách nào” hoặc/và “bằng phương tiện gì”; Vấn đề (nhiệm vụ) được đặt ra để giải quyết không phải là vấn đề kỹ thuật và không thể giải quyết được bằng cách thức kỹ thuật; hoặc các sản phẩm tự nhiên, không phải là sản phẩm sáng tạo của con người”. 

– Chính sách của nhà nước ta về sở hữu trí tuệ như ghi nhận tại Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ là “công nhận bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, nhân trên sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng, không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức hội, trật tự công cộng, hại cho quốc phòng, an ninh.

Cho nên bằng độc quyền sáng chế hay bằng độc quyền giải pháp hữu ích sẽ không được cấp cho các sáng chế mà việc công bố, sử dụng hay khai thác nó vi phạm các quy định pháp luật của Nhà nước hoặc trái với đạo đức xã hội hoặc làm phương hại đến lợi ích cộng đồng hoặc có hại cho quốc phòng, an ninh. 

Ngoài ra, Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ cũng liệt kê một loạt đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. Quy định này hoàn tòan phù hợp với các ngoại lệ hay các trường hợp cho phép loại trừ khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế mà Điều 27.2 27.3 Hiệp định TRIPs dành cho các quốc gia tùy chọn. 

Phát minh là sự phát hiện ra một sự vật, hiện tượng, tính chất, v.v. vốn đã có trong tự nhiên nhưng chưa được nhận biết trước đó. Ví dụ, sự khám phá ra một đặc tính mới của một vật liệu hay vật thể đã biết chỉ là một phát minh và không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế vì việc khám phá ra đặc tính như vậy không có hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, giải pháp ứng dụng đặc tính đó vào trong thực tế có khả năng được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. 

thuyết khoa học là một dạng khái quát hơn của các phát minh, và các nguyên tắc tương tự được áp dụng. Ví dụ, lý thuyết vật lý về bán dẫn không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. Tuy nhiên, các thiết bị bán dẫn mới và các quy trình sản xuất các thiết bị này có thể được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. 

Phương pháp toán học là một ví dụ cụ thể về các phương pháp mang tính trừu tượng hoặc trí óc thuần tuý không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. Ví dụ, phương pháp tính nhanh phép chia không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế, tuy nhiên thiết bị tính toán được thiết kế để thực hiện phương pháp này có thể được bảo hộ. Phương pháp tính toán để thiết kế các bộ lọc điện không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế, tuy nhiên các bộ lọc được thiết kế theo phương pháp này có thể được bảo hộ. 

Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh. Các quy tắc và các phương pháp đối với các hoạt động trí óc là những quy tắc và phương pháp chi phối tư duy, biểu hiện, đánh giá và ghi nhớ.

Do chúng không sử dụng các phương tiện kỹ thuật hoặc áp dụng các quy luật của tự nhiên, cũng như không giải quyết một vấn đề kỹ thuật nào hoặc tạo ra một hiệu quả kỹ thuật nào, nên chúng không cấu thành giải pháp kỹ thuật.

Vì thế, các quy tắc và các phương pháp chỉ dẫn con người cách thực hiện dạng hoạt động này không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. Ví dụ về các đối tượng thuộc dạng này bao gồm: các phương pháp và hệ thống để quản lý một tổ chức, quản lý việc sản xuất, quản lý các hoạt động kinh doanh, hoặc kinh tế, v..v…. 

Chương trình máy tính thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế (mà đã được bảo hộ quyền tác giả dưới dạng tác phẩm văn học) nhưng nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kỹ thuật và thực sự là một giải pháp kỹ thuật, nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật bằng một phương tiện kỹ thuật để tạo ra một hiệu quả kỹ thuật thì nó có thể được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. 

Giải pháp chỉ mang tính thẩm mỹ liên quan đến các vật phẩm (ví dụ một bức tranh hay một tác phẩm điêu khắc) không có dấu hiệu kỹ thuật nào và việc đánh giá nó thuần túy mang tính chủ quan.

Ví dụ, đơn đăng ký sáng chế yêu cầu bảo hộ cho một quyển sách chỉ với hiệu quả thẩm mỹ của nội dung thông tin, cách bố trí hay phông chữ của nó thì không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.

Tuy nhiên, nếu hiệu quả thẩm mỹ thu được nhờ một kết cấu kỹ thuật hay phương tiện kỹ thuật thì mặc dù bản thân hiệu quả thẩm mỹ không được bảo hộ, nhưng phương tiện để thu được hiệu quả đó có thể được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. Ví dụ, vải có thể được tạo vẻ ngoài hấp dẫn nhờ cấu trúc xếp lớp chưa từng được sử dụng cho mục đích này, trong trường hợp này vải có cấu trúc như vậy có thể được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. 

Giống thực vật giống động vật sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế theo quy định tại Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, các sáng chế liên quan đến thực vật và động vật vẫn có thể được bảo hộ sáng chế với điều kiện các đặc điểm kỹ thuật của sáng chế không bị giới hạn ở giống thực vật hoặc giống động vật cụ thể. 

Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học không phải quy trình vi sinh cũng là đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nhưng bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích có thể được cấp cho các quy trình được sử dụng để tạo ra giống thực vật và giống động vật.

Các quy trình sản xuất đây là những quy trình không mang bản chất sinh học, và không bao hàm những quy trình tạo ra thực vật hoặc động vật thông qua các quy trình mang bản chất sinh học. Một quy trình có được coi là “quy trình mang bản chất sinh học” hay không phụ thuộc vào mức độ can thiệp về mặt kỹ thuật của con người trong quy trình đó.

Nếu sự can thiệp về mặt kỹ thuật của con người là yếu tố kiểm soát hoặc quyết định đối với việc thu được kết quả hoặc hiệu quả của quy trình này, thì quy trình đó không mang bản chất sinh học.

Ví dụ, phương pháp nuôi gia súc lấy sữa năng suất cao nhờ chiếu xạ và phương pháp tạo ra lợn thịt sạch nhờ cải tiến phương pháp nuôi là những đối tượng có khả năng được bảo hộ sáng chế.

Các sáng chế liên quan đến vi sinh vật là các sáng chế đề cập đến việc tạo ra các chất hóa học (như các loại kháng sinh) hoặc phân hủy một chất nhờ các các vi sinh vật như các vi khuẩn, nấm và các virus. Các vi sinh vật và các quy trình vi sinh đều có khả năng được cấp bằng độc quyền, nếu chúng không thuộc các đối tượng nêu tại Khoản 1 Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ. 

Các phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán bệnh là các quy trình nhận dạng, xác định nguyên nhân hoặc ổ bệnh được thực hiện ngay trên cơ thể người hoặc động vật sống không được bảo hộ sáng chế như phương pháp đo huyết áp, phương pháp bắt mạch, phương pháp chẩn đoán sức khoẻ, phương pháp chẩn đoán bằng tia X, phương pháp chẩn đoán bằng siêu âm…

Tuy nhiên, các dụng cụ hoặc các thiết bị thực hiện các phương pháp chẩn đoán hay các chất hoặc các vật liệu để sử dụng trong các phương pháp này là các đối tượng có thể được cấp bằng độc quyền. Ví dụ về các phương pháp không phải là phương pháp chẩn đoán bệnh: 

Các phương pháp chữa bệnh là những quy trình nhằm ngăn chặn, làm giảm bớt hoặc loại trừ nguyên nhân hoặc ổ bệnh sao cho các cơ thể sống của người hoặc của động vật có thể được phục hồi hoặc đạt được sức khoẻ hoặc làm giảm sự đau đớn.

Các phương pháp chữa bệnh bao gồm các phương pháp đáp ứng mục đích chữa bệnh hoặc có bản chất chữa bệnh; các phương pháp phòng ngừa bệnh và các phương pháp gây miễn dịch ví dụ như các phương pháp chữa bệnh bằng phẫu thuật, các phương pháp chữa bệnh bằng liệu pháp dược lý, liệu pháp tâm lý; các phương pháp châm cứu, gây mê, xoa bóp, mát-xa, khí công, thôi miên, tắm chữa bệnh, tắm khí, tắm nắng, và chăm sóc nhằm mục đích chữa bệnh…

Đối với phương pháp vừa có khả năng đáp ứng mục đích chữa bệnh vừa có khả năng đáp ứng mục đích không phải là chữa bệnh, nếu người nộp đơn không nêu rõ rằng phương pháp đó chỉ dùng cho mục đích không phải để chữa bệnh, thì phương pháp đó cũng không được bảo hộ sáng chế.

Tuy nhiên, các dụng cụ hoặc các thiết bị thực hiện các phương pháp chữa bệnh hay các chất hoặc các vật liệu để sử dụng trong các phương pháp này là các đối tượng có thể được cấp bằng độc quyền. Cần phải lưu ý là mặc dù các phương pháp chữa bệnh bằng cách sử dụng các loại thuốc không được bảo hộ sáng chế, nhưng bản thân các loại thuốc có thể được bảo hộ sáng chế.

Ví dụ về các phương pháp không phải là phương pháp chữa bệnh và không bị loại trừ khỏi khả năng bảo hộ sáng chế: các phương pháp làm chân, tay hoặc các bộ phận giả, và các phương pháp đo để làm chân, tay hay các bộ phận giả đó.

Ví dụ, phương pháp làm răng giả, bao gồm bước làm khuôn răng trong khoang miệng người bệnh và bước làm răng giả bên ngoài khoang miệng. Mặc dù mục đích cuối cùng là để chữa bệnh, nhưng mục đích của chính phương pháp này là để làm hàm răng giả phù hợp”. 

Đối tượng không được đăng ký sáng chế?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, những đối tượng sau sẽ không được bảo hộ dưới hình thức đăng ký bằng sáng chế:

– Ý tưởng, nguyên lý và phát minh khoa học;

– Phương pháp và hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế;

– Phương pháp và hệ thống giáo dục, giảng dạy, đào tạo;

– Phương pháp luyện tập cho vật nuôi;

đối tượng không được đăng ký sáng chế

– Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật và động vật;

– Hệ thống ngôn ngữ, hệ thống thông tin, phân loại, sắp xếp tư liệu;

– Giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật;

– Bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng, các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ;

– Ký hiệu quy ước, thời gian biểu, các quy tắc và các luật lệ, các dấu hiệu tượng trưng;

– Phần mềm máy tính, thiết kế bố trí vi mạch điện tử, mô hình toán học, đồ thị tra cứu và các dạng tương tự;

– Giống thực vật, giống động vật là đối tượng không được đăng ký sáng chế

– Phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người và động vật;

– Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

Điều kiện đăng ký sáng chế như thế nào?

Sáng chế được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Có tính mới;

+ Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

+ Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

+ Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.

Quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật SHTT cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

– Có trình độ sáng tạo;

+ Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

+ Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật này không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Đăng ký sáng chế năm 2024 như thế nào?

Thủ tục Đăng ký sáng chế sẽ được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1: Tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn

Quý khách hàng nên tra cứu sáng chế của mình trước khi nộp đơn. Kết quả tra cứu sẽ giúp khách hàng xác định được liệu sáng chế dự định đăng ký hoặc dự định sử dụng có khả năng đăng ký và có xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của người khác hay không.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký sáng chế

Sau khi có kết quả tra cứu sáng chế, chủ đơn đăng ký cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế để nộp đơn đăng ký sáng chế.

Hồ sơ đăng ký sáng chế đã được chúng tôi tư vấn chi tiết theo nội dung bên dưới bài viết

Bước 3: Nộp đơn đăng ký tới Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký sáng chế, quý khách hàng nên sớm nộp đơn đăng ký để có ngày ưu tiên đăng ký sớm nhất. Tại Việt Nam, nguyên tắc ngày ưu tiên được áp dụng, do đó, ai nộp đơn trước sẽ được hưởng quyền ưu tiên trước.

Bước 4: Thẩm định đơn sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ

Đơn đăng ký sáng chế sau khi được nộp sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định hình thức, công bố đơn, thẩm định nội dung đơn trước khi được Cục sở hữu trí tuệ đồng ý hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ sáng chế

Đơn đăng ký sau khi trải qua các giai đoạn thẩm định và kết quả cho thấy đơn đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn sẽ tiến hành nộp phí cấp văn bằng và sẽ được Cục SHTT cấp bản gốc giấy chứng nhận đăng ký.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế, hàng nằm chủ sở hữu sáng chế sẽ phải nộp phí duy trì sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp vì lý do nào đó mà phí duy trì không được nộp, văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ chấm dứt hiệu lực.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sản phẩm băng dính

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về Đăng ký thương hiệu sản phẩm băng dính, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi tham khảo thông...

Đăng ký thương hiệu cho lạp xưởng

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm lạp xưởng giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng thương hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh...

Đăng ký thương hiệu sữa tắm

Đăng ký thương hiệu sữa tắm như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có thêm thông tin hữu ích...

Đăng ký thương hiệu bánh tráng trộn

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu bánh tráng trộn. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký logo cho trà túi lọc

Khi đã được cục SHTT cấp GCN đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm trà túi lọc thì chủ sở hữu nhãn hiệu được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hàng hóa vi phạm nhãn hiệu, xử lý hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự của các chủ thể...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi