Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Đối tượng không được bảo hộ là bí mật kinh doanh là?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 516 Lượt xem

Đối tượng không được bảo hộ là bí mật kinh doanh là?

Những thông tin liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng tư của cá nhân không thuộc đối tượng được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ, mà những quyền nhân thân gắn với chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự.

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Vậy trong kinh doanh thì những đối tượng không được bảo hộ là bí mật kinh doanh gồm những thông tin nào?

Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết với tiêu đề: Đối tượng không được bảo hộ là bí mật kinh doanh là?

Theo quy định tại Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ (Sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019), thì những đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:

“1. Bí mật về nhân thân; 2. Bí mật về quản lý nhà nước; 3. Bí mật về quốc phòng, an ninh; 4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh”.

Những thông tin liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng tư của cá nhân không thuộc đối tượng được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ, mà những quyền nhân thân gắn với chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự. Vì bí mật kinh doanh là đối tượng không gắn liền với chủ thể như bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của cá nhân. Bí mật kinh doanh là những thông tin bí mật của chủ thể thu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là đối tượng “ngoài thân”, không gắn với liền với chủ thể.

Về bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng tư của cá nhân là các quyền nhân thân gắn với chủ thể, mang dấu ấn cá nhân, không trộn lẫn, không chuyển dịch cho chủ thể khác. Thông tin bí mật thương mại vô hình và “ngoài thân” cho nên thông tin bí mật kinh doanh có thể bị người khác chiếm hữu và sử dụng nhằm mang lại những lợi ích vật chất cho mình trong kinh doanh. Những thông tin bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng tư của cá nhân có những đặc điểm là mang giá trị tinh thần; gắn liền với chủ thể, không mang giá trị kinh tế, không áp dụng để tạo ra tài sản, không thể chuyển dịch cho chủ thể khác.

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền bí mật cá nhân là một điểm nhấn phản ánh quan điểm lập pháp và trình độ lập pháp ở Việt Nam hiện nay. Nhân tố con người được bảo đảm thực hiện có hiệu quả và thể hiện rõ nhất bản chất của nhà nước pháp quyền, nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Điều 12 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc quy định: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tin cá nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy.”

Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về quyền đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:

“1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

– Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Căn cứ vào quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể nhận định nội dung Điều luật như kết quả của quá trình pháp điển hóa những yếu tố thuộc quyền của con người được quy định trong các công ước quốc tế về quyền con người và từ các quy định về quyền công dân trong các đạo luật cơ bản ở Việt Nam, nhằm điều chỉnh loại quan hệ nhân thân của cá nhân và mỗi gia đình.

Thông tin bí mật của cá nhân được hiểu là những thông tin về một hoặc nhiều sự kiện gắn liền với những quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại của cá nhân, mà cá nhân không muốn bộc lộ ra bên ngoài để người khác có thể biết được những thông tin đó.

Bí mật cá nhân là tổng thể các quan hệ quá khứ, các thông tin liên quan đến cá nhân mang tính chất chi phối các quan hệ cụ thể của cá nhân mà bị bộc lộ sẽ gây cho cá nhân những bất lợi về tinh thần, về quan hệ xã hội mà cá nhân là chủ thể hoặc cá nhân là người thứ ba của những quan hệ xã hội của các chủ thể khác hoặc bí mật của cá nhân khi bị bộc lộ dễ gây ra sự hiểu lầm ở các chủ thể khác bất lợi cho cá nhân trong quan hệ xã hội thông thường hoặc trong quan hệ pháp luật cụ thể, mà bản chất của thông tin bí mật của cá nhân và những hành vi của cá nhân không gây ra bất kỳ một thiệt hại nào cho chủ thể khác, không xâm phạm lợi ích quốc gia, không trái đạo đức xã hội, không xâm phạm an toàn xã hội, không trái pháp luật, không vi phạm điều pháp luật cấm; bí mật cá nhân được pháp luật bảo hộ.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi