Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn giấy phép con Điều kiện cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp?
  • Thứ ba, 14/11/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 296 Lượt xem

Điều kiện cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp?

Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.

Trong nội dung bài viết này, Công ty Luật Hoàng Phi sẽ giới thiệu đến Quý vị thông tin về Điều kiện cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử.

Thế nào là trang thông tin điện tử tổng hợp?

Theo quy định tại Khoản 21 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP giải thích về trang thông tin điện tử như sau:

Trang thông tin điện tử (website) là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet.

Khái niệm về trang thông tin điện tử tổng hợp được quy định tại Điều 20 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP: “Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.”

Điều kiện cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp là gì?

Theo khoản 5 Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP) thì tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Thứ nhất: Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

Thứ hai: Có tổ chức, nhân sự đáp ứng quy định sau:

– Điều kiện về nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin.

+ Có ít nhất 01 nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin là người có quốc tịch Việt Nam hoặc đối với người nước ngoài có thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp còn thời hạn ít nhất 06 tháng tại Việt Nam kể từ thời điểm nộp hồ sơ;

+ Có bộ phận quản lý nội dung thông tin.

– Điều kiện về nhân sự bộ phận kỹ thuật:

Bộ phận quản lý kỹ thuật có tối thiểu 01 người đáp ứng quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP).

Thứ ba: Đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp và đáp ứng quy định sau:

– Đối với tổ chức, doanh nghiệp không phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo nên tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí.

– Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam.

– Trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội của cùng một tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng một tên miền.

– Tên miền “.vn” phải còn thời hạn sử dụng ít nhất là 06 tháng tại thời điểm đề nghị cấp phép và phải tuân thủ quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. Đối với tên miền quốc tế phải có xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp.

Thứ tư: Đáp ứng các điều kiện về kỹ thuật theo quy định sau:

Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau:

– Lưu trữ tối thiểu 90 ngày đối với nội dung thông tin tổng hợp kể từ thời điểm đăng tải; lưu trữ tối thiểu 02 năm đối với nhật ký xử lý thông tin được đăng tải;

– Tiếp nhận và xử lý cảnh báo thông tin vi phạm từ người sử dụng;

– Phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng và tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thông tin;

– Có phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra, trừ những trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;

– Đảm bảo phải có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin trên toàn bộ các trang thông tin điện tử do tổ chức, doanh nghiệp sở hữu theo quy định.

Thứ năm: Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và quản lý thông tin, cụ thể:

– Có quy trình quản lý thông tin công cộng: Xác định phạm vi nguồn thông tin khai thác, cơ chế quản lý, kiểm tra thông tin trước và sau khi đăng tải;

– Có cơ chế kiểm soát nguồn tin, đảm bảo thông tin tổng hợp đăng tải phải chính xác theo đúng thông tin nguồn;

– Có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP) chậm nhất sau 03 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép (bằng văn bản, điện thoại, email).

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp

Hồ sơ xin giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp được quy định tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP bao gồm các giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp (ICP);

– Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập (hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác); Điều lệ hoạt động (đối với các tổ chức hội, đoàn thể). Quyết định thành lập hoặc Điều lệ hoạt động phải có chức năng nhiệm vụ phù hợp với nội dung thông tin cung cấp trên trang thông tin điện tử tổng hợp;

– Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép, bao gồm các nội dung chính: Mục đích cung cấp thông tin; nội dung thông tin, các chuyên mục dự kiến; nguồn tin chính thức, bản in trang chủ và các trang chuyên mục chính; phương án nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính nhằm bảo đảm hoạt động của trang thông tin điện tử tổng hợp phù hợ với các quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 5 Điều 23 Nghị định số 27/2018/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 150/2018/NĐ-CP; thông tin địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam;

– Văn bản chấp thuận của các tổ chức cung cấp nguồn tin để đảm bảo tính hợp pháp của nguồn tin.

Thẩm quyền cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp

Thẩm quyền cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp được quy định tại Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 27/2018/NĐ-CP như sau:

– Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho:

+ Cơ quan báo chí, cơ quan ngoại giao và lãnh sự, tổ chức trực thuộc Trung ương, tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

+ Tổ chức Chính phủ và phi chính phủ nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

+ Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

– Sở Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho tổ chức, doanh nghiệp không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trên đây là nội dung bài viết Điều kiện cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử của Công ty Luật Hoàng Phi, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nội dung cần có trong giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm gồm những gì?

Công bố mỹ phẩm là việc mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu mỹ phẩm tiến hành các thủ tục tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiêm về tính an toàn, hiệu quả và chất lương sản...

Trường hợp nào phải công bố lại thực phẩm chức năng?

Tổ chức, cá nhân phải công bố lại thực phẩm chức năng khi sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông...

Trường hợp nào phải công bố lại mỹ phẩm?

Tổ chức, cá nhân sẽ phải công bố lại mỹ phẩm trước khi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết hạn và phải nộp lệ phí theo quy...

Trường hợp nào không phải công bố sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam?

Trường hợp nào không phải công bố sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm có cần phải công bố lại sản phẩm không?

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi