Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Thủ tục thành lập công ty tại Hà Đông thế nào?
  • Thứ sáu, 19/04/2024 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 1007 Lượt xem

Thủ tục thành lập công ty tại Hà Đông thế nào?

Các chủ thể khi có ý định sản xuất kinh doanh, với quy mô khác nhau đều có ý định thành lập công ty. Đây sẽ là bước ngoặt lớn của chủ thể khi cung ứng sản phẩm vào thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Các chủ thể khi có ý định sản xuất kinh doanh, với quy mô khác nhau đều có ý định thành lập công ty. Đây sẽ là bước ngoặt lớn của chủ thể khi cung ứng sản phẩm vào thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Thủ tục thành lập công ty cần phải có đủ kiến thức và chuyên môn khi tiến hành. Bởi lẽ các thủ tục này dễ gặp các vấn đề phát sinh, đồng thời ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh của chủ sở hữu.

Luật Hoàng Phi giới thiệu với Quý vị thủ tục đăng ký thành lập công ty mới nhất qua nội dung cụ thể về thành lập công ty tại Hà Đông.

Giới thiệu về quận Hà Đông

​Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, được thành lập vào ngày 8/5/2009. Quận nằm giữa sông Nhuệ và sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội 10 km về phía Tây Nam.Quận Hà Đông nguyên trước đây là thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây cũ. Hiện nay, quận là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của thủ đô Hà Nội.Đây vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế – xã hội nhanh nhất của thành phố.

Quận Hà Đông nằm ở vị trí trung tâm hình học của thành phố Hà Nội và là cửa ngõ phía tây nam của thủ đô.Quận nằm tại nơi giao nhau của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và tỉnh lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của Quốc lộ 21B nối trung tâm Hà Nội tới các huyện phía nam và đi các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình. Phía đông giáp huyện Thanh Trì, phía đông bắc giáp quận Thanh Xuân, phía bắc giáp quận Nam Từ Liêm, phía tây giáp các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, phía tây nam giáp huyện Chương Mỹ, và phía nam giáp huyện Thanh Oai.Hành chính.

Quận Hà Đông gồm 17 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yên Nghĩa, Yết Kiêu.Quận Hà Đông có Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với xu hướng phát triển của địa phương; ước năm 2020 tỷ trọng ngành Công nghiệp – xây dựng  51,58%, ngành thương mại – dịch vụ – du lịch 48,37%, ngành nông nghiệp 0,05%. Trong 5 năm từ 2016 đến năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 20.478 tỷ đồng, trong đó thu vượt dự toán Thành phố giao 3.328, 511 tỷ đồng (tăng 19% so với dự toán), thu ngân sách nhà nước năm 2019 đạt 5.514,957 tỷ đồng, tăng gấp 2,62 lần so với năm 2015.Văn hóaHà Đông có hơn 200 di tích lịch sử-văn hóa, trong đó có 83 di tích đã được xếp hạng, 47 lễ hội truyền thống, trong năm 2012, ước tính quận Hà Đông đón 52.300 lượt khách, trong đó có 11.750 lượt khách quốc tế.Các làng nghề truyền thống, di tích lịch sử, văn hóa tại Hà Đông:- Làng lụa Vạn Phúc- Làng rèn Đa Sỹ- Làng dệt La Khê- Chùa Mậu Lương- Bia Bà- Chùa Diên KhánhGiao thông và cơ sở hạ tầngHà Đông là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi các tỉnh phía Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự. 

Thành lập công ty tại Hà Đông là gì?

Thành lập công ty tại Hà Đông là thủ tục pháp lý, theo đó, cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu kinh doanh theo hình thức công ty tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chỉ khi thành lập công ty tại huyện Đô Lương, công ty mới có tư cách pháp lý, từ đó có cơ sở và được nhà nước bảo vệ các quyền:

– Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

– Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

– Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

– Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

– Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

– Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

– Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

– Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

– Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

– Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

– Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Đặt tên công ty tại quận Hà Đông như thế nào?

Tên công ty phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty. Tên công ty phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành.

Công ty tại Việt Nam phải có tên tiếng Việt, ngoài ra có thể có tên nước ngoài, tên viết tắt, trong đó:

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

– Loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

– Tên riêng.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

 Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Quý vị cần lưu ý những điều cấm trong đặt tên công ty, đặc biệt là không sử dụng tên trùng, gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã được đăng ký. Để tránh trùng, gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác, Quý vị có thể tra cứu trước tên công ty bằng cách liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam).

Thành lập công ty tại Hà Đông cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Hiện nay, theo pháp luật quy định có 04 loại hình công ty chính tại Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Với doanh nghiệp tư nhân:

– Giấy đề nghị  đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mẫu quy định tại phụ lục I-1 Thông tư Số: 01/2021/TT-BKHĐT.

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân theo quy định của pháp luật.

– Và một số giấy tờ khác theo yêu cầu từ cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Với công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH):

– Giấy đề nghị thành lập công ty TNHH 1 thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư Số: 01/2021/TT-BKHĐT.

– Điều lệ công ty yêu cầu đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp.

– Bản danh sách thành viên (số lượng 01 bản). Bao gồm các thông tin: họ và tên, giới, ngày sinh, quốc tịch, dân tộc, chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước, hộ chiếu, nơi ở hiện tại, số vốn góp, chức vụ trong công ty.

– Nếu thành viên công ty là cá nhân thì phải photo chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (01 bản).

– Trường hợp thành viên là tổ chức phải photo đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị tương đương.

Với công ty hợp danh:

– Giấy đề nghị thành lập công ty theo mẫu quy định của pháp luật.

– Điều lệ công ty có chữ ký của toàn bộ thành viên hợp danh.

– Danh sách thành viên của công ty.

– Bản sao hợp lệ các giấy tờ: giấy tờ chứng thực cá nhân; quyết định thành lập Doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;…

Với công ty cổ phần:

– Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần theo Thông tư Số: 01/2021/TT-BKHĐT.

– Điều lệ công ty. Bao gồm các thông tin cơ bản của Cổ đông sáng lập như: họ tên, chữ ký, thông tin người đai diện theo ủy quyền,…

– Bản danh sách cổ đông sáng lập. Bao gồm: họ và tên; giới tính; ngày sinh, quốc tịch, dân tộc, chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước, hộ chiếu, nơi ở hiện tại, số vốn góp, chức vụ trong công ty.

Cổ đông là cá nhân sẽ cần bản photo chứng minh thư/thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.

– Trường hợp cổ đông là tổ chức sẽ cần photo Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu có giá trị tương đương.

– Nếu là nhà đầu tư nước ngoài cần tiến hành photo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trong thủ tục đăng ký hồ sơ thành lập công ty cần đầy đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật. Khi có đầy đủ các giấy tờ cần thiết thì chủ sở hữu công ty đã thực hiện thành công một nửa của thủ tục đăng ký thành lập công ty.

Thủ tục thành lập công ty tại Hà Đông

Cũng giống như các thủ tục hành chính khác, việc thành lập công ty tại Hà Nội nói chung và thành lập công ty ở Hà Đông nói riêng cũng cần thực hiện các bước theo trình tự trước sau thì mới có thể hoàn thiện thủ tục thành công nhất.

Thủ tục thành lập công ty tại Hà Đông được tiến hành theo các bước sau:

– Chuẩn bị các thông tin khi tiến hành làm thủ tục;

– Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;

– Công bố nội dung đã tiến hành đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;

– Thủ tục khắc và phát hành dấu pháp nhân (nếu có);

– Các thủ tục khác sau khi doanh nghiệp, công ty được thành lập.

Thứ nhất: Chuẩn bị các thông tin khi tiến hành làm thủ tục

Trong quá trình này, các chủ thể cần chuẩn bị cho mình những thông tin khi tiến hành đăng ký công ty như:

– Xác định loại hình doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký;

– Chuẩn bị các bản sao y chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước của các thành viên, cổ đông;

– Lựa chọn tên công ty;

– Xác định địa chỉ trụ sở hợp pháp của công ty trước khi tiến hành thủ tục;

– Xác định ngành nghề kinh doanh; xác định vốn điều lệ;

– Xác định chức danh của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Thứ hai: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty

Như đã phân tích ở trên các giấy tờ, tài liệu của bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sau khi đã thành lập hồ hoàn thiện chủ thể tiến hành nộp tới Sở Kế hoạch và đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật quy định.

Thứ ba: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia theo trình tự và thủ tục quy định.

Thứ tư: Thủ tục khắc và phát hành dấu pháp nhân (nếu có)

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần tiến hành khắc dấu pháp nhân và đăng tải lên Cổng thông tin quốc gia.

Thứ năm: Các thủ tục khác

Cụ thể như: treo bảng hiệu công ty; nộp tờ khai thuế môn bài; nộp thuế môn bài trong năm; mua token; mở tài khoản ngân hàng cho công ty;…

Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Đông của Luật Hoàng Phi

Công ty Luật Hoàng Phi tiếp nhận các yêu cầu hỗ trợ pháp lí từ các chủ sở hữu khi có nhu cầu được cung cấp dịch vụ thành lập công ty tại Hà Đông. Chúng tôi sẽ tiến hành các bước cơ bản sau:

– Tiếp nhận yêu cầu dịch vụ thành lập công ty từ phía khách hàng. Quý khách có nhu cầu yêu cầu dịch vụ hỗ trợ dịch vụ của Luật Hoàng Phi có thể liên lạc qua các địa chỉ sau:

+ Số điện thoại hotline: 0961.589.688 – 0981.378.999.

+ Email hòm thư điện tử: lienhe@luathoangphi.vn.

+ Số văn phòng của công ty Luật Hoàng Phi:024.62852839 (Hà Nội) – 028.73090.686 (TP. Hồ Chí Minh);

– Tư vấn các bước thành lập công ty theo yêu cầu của khách hàng. Chúng tôi sẽ tư vấn các kiến thức pháp lí cơ bản của thủ tục đăng ký thành lập công ty tại Hà Đông. Đồng thời, giải đáp những thắc mắc nhất định khi tiến hành thủ tục này.

– Khách hàng ủy quyền cho Luật Hoàng Phi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty nhanh nhất. Sau khi được sự ủy quyền của khách hàng, Luật Hoàng Phi chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ hoàn toàn nhanh chóng và phù hợp theo các yêu cầu từ phía Sở kế hoạch và Đầu tư. Đồng thời trong suốt quá trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, chúng tôi sẽ giải quyết những vấn đề phát sinh khi tiến hành thủ tục này.

– Bàn giao kết quả thành công và giao tận tay khách hàng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khoảng thời gian từ 05 -07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận yêu cầu, Quý khách hàng sẽ nhận được Giấy chứng nhận kinh doanh do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp phép.

Ngoài ra các thủ tục sau khi tiến hành nhận được Giấy chứng nhận kinh doanh, các chủ thể sẽ được chúng tôi hỗ trợ các vấn đề như khắc, công bố con dấu, ngoài ra khách hàng sẽ được nhận các dịch vụ khác miễn phí từ chúng tôi.

Thủ tục đăng ký thành lập công ty không quá phức tạp, tuy nhiên để tiến hành đăng ký thành công thủ tục này tốn ít chi phí nhất, tiết kiệm công sức và tiết kiệm thời gian nhất thì chúng tôi tự tin mang lại cho Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất hiện nay.

Đánh giá bài viết:
4.9/5 - (22 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa, chúng tôi thự chiện bài viết với những chia sẻ này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để ghi nhận địa chỉ công ty mới trên giấy chứng nhận đăng ký kinh...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Hà Nam

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế là trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ khỏi nơi đã đăng ký tới một địa chỉ mới trong cùng quận/huyện/thành phố trực thuộc...

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi