Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Quy trình Đăng ký thương hiệu trang thiết bị y tế mới nhất
  • Thứ ba, 23/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 336 Lượt xem

Quy trình Đăng ký thương hiệu trang thiết bị y tế mới nhất

Biểu phí đăng ký thương hiệu cho trang thiết bị y tế được quy định cụ thể tại Thông tư 263/2016/TT-BTC về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Doanh nghiệp khi hoạt động không bắt buộc phải đăng ký thương hiệu, tuy nhiên đây lại là điều doanh nghiệp rất quan tâm, bởi đăng ký giúp doanh nghiệp bảo hộ thương hiệu của mình, khẳng định chỗ đứng, cũng như sẽ làm người tiêu dùng nhớ đến sản phẩm của doanh nghiệp lâu hơn.

Vậy thủ tục Quy trình Đăng ký thương hiệu trang thiết bị y tế như thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.

Trang thiết bị y tế là gì?

Trang thiết bị y tế (hoặc còn gọi là trang thiết bị y khoa) là các công cụ, thiết bị và dụng cụ được sử dụng trong lĩnh vực y tế để chẩn đoán, điều trị, giám sát và chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân. Chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình cung cấp dịch vụ y tế, từ các phòng khám, bệnh viện, phòng mổ, phòng chẩn đoán hình ảnh cho đến các cơ sở y tế khác.

Trang thiết bị y tế có thể bao gồm những thiết bị cơ bản như máy đo huyết áp, nhiệt kế, băng gạc, kim tiêm, ống nghiệm và cân nặng. Ngoài ra, nó cũng bao gồm các thiết bị y tế cao cấp hơn như máy X-quang, máy siêu âm, máy MRI, thiết bị giám sát tim mạch, thiết bị phục hồi chức năng, máy tạo oxy và nhiều thiết bị y tế khác.

Trang thiết bị y tế được thiết kế và sản xuất để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và an toàn chuyên môn, đảm bảo rằng chúng hoạt động hiệu quả và đảm bảo sự an toàn và chất lượng trong quá trình sử dụng y tế.

Phân nhóm sản phẩm/ dịch vụ đăng ký thương hiệu trang thiết bị y tế

Nhóm 10: Thiết bị y tế tần số thấp; thiết bị vật lý trị liệu tần số thấp dùng cho mục đích y tế; thiết bị trị liệu dùng điện tần số thấp dùng cho mục đích y tế; thiết bị và dụng cụ y tế; thiết bị xoa bóp dùng cho cá nhân; thiết bị rung xoa bóp dùng trong gia đình; thiết bị xoa bóp chạy điện dùng trong gia đình; máy xoa bóp đặt trên giường; thiết bị tập luyện dùng cho mục đích y tế; thiết bị y tế dùng để tập luyện cơ thắt; thiết bị dùng để tập luyện cơ bắp dùng cho mục đích y tế; mặt nạ phòng chống vi khuẩn dùng cho mục đích y tế; mặt nạ thở bảo hộ dùng cho thiết bị y tế.

Nhóm 35: Mua bán: dược phẩm, dược chất, hóa chất dùng trong sản xuất thuốc, thuốc thảo dược, thuốc đông y, thuốc thú y, thực phẩm dinh dưỡng dùng trong y tế, thực phẩm chức năng, nước súc miệng, trang thiết bị y tế và dụng cụ y tế, dụng cụ tránh thai, que thử thai, bao cao su, bơm kim tiêm dùng một lần, dây truyền dịch, bông y tế, băng y tế, băng dán y tế, vật tư y tế như: vật tư y tế tiêu hao như: mỡ bôi y tế dùng cho điện tim, điện não, nội soi và siêu âm, điện cực dán y tế, đệm chống loét, giường hỗ trợ bệnh nhân liệt, mỹ phẩm, nước hoa, dầu gội đầu, kem dưỡng da, sữa rửa mặt, xà phòng, nước rửa chén, tinh dầu, lương thực, thực phẩm

Nhóm 44: Dịch vụ y tế tại bệnh viện; nhà dưỡng bệnh; thẩm mỹ viện; chăm sóc sức khỏe; dịch vụ bệnh viện; cho thuê thiết bị y tế.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu trang thiết bị y tế gồm những gì?

Bộ hồ sơ đăng ký độc quyền thương hiệu trang thiết bị y tế gồm:

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu (02 bản). Tờ khai đăng ký thể hiện các thông tin của chủ đơn, tổ chức đại diện, mẫu nhãn hiệu, mô tả mẫu nhãn hiệu, phạm vi bảo hộ và chữ ký của chủ đơn hoặc tổ chức đại diện.

– Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm trên 1 tờ A4);

– Giấy ủy quyền (nếu hồ sơ đăng ký được nộp bởi tổ chức đại diện);

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện)

– Tài liệu khác (Chứng minh quyền nộp đơn).

Nộp hồ sơ Đăng ký thương hiệu trang thiết bị y tế ở đâu?

Hồ sơ Đăng ký nhãn hiệu có thể nộp như sau:

– Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục SHTT hoặc văn phòng Cục SHTT;

– Nộp online qua hệ thống dịch vụ công và nộp kèm bản gốc tại trụ sở hoặc văn phòng Cục.

– Nộp qua đường bưu điện đến trụ sở Cục SHTT hoặc văn phòng của Cục SHTT.

Chủ đơn chuẩn bị bộ hồ sơ theo hướng dẫn ở trên sau đó lựa chọn nộp theo  một trong ba cách trên.

Phí đăng ký thương hiệu trang thiết bị y tế hết bao nhiêu?

Chi phí đăng ký nhãn hiệu có thể gồm: Lệ phí nhà nước; Phí dịch vụ (nếu có).

Biểu phí đăng ký thương hiệu độc quyền được quy định cụ thể tại Thông tư 263/2016/TT-BTC về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Theo đó, chi phí cơ bản cho việc nộp đơn đăng ký 1 thương hiệu với 1 lĩnh vực (1 nhóm) như sau:

– Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng

– Phí công bố đơn: 120.000 đồng

– Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn: 180.000 đồng

– Phí thẩm định đơn: 550.000 đồng

Như vậy, với 1 nhãn hiệu đăng ký bảo hộ cho 1 nhóm cụ thể (gồm dưới 06 sản phẩm hàng hóa/dịch vụ) cần lệ phí nhà nước là 1.000.000 đồng.

Chi phí đăng ký càng cao nếu phạm vi bảo hộ (số nhóm, số sản phẩm trong nhóm) càng nhiều.

Quy trình đăng ký thương hiệu trang thiết bị y tế

Bước 1: Thiết kế thương hiệu và lựa chọn mẫu đăng ký bảo hộ

Khi thiết kế mẫu thương hiệu cần lưu ý không nên lựa chọn những mẫu quá đơn giản, không có tính phân biệt cao hoặc là những cụm từ đơn giản, được sử dụng hàng ngày.

Bước 2: Tra cứu mẫu thương hiệu dự định cho việc Đăng ký thương hiệu trang thiết bị y tế

Sau khi thiết kế mẫu thương hiệu và lựa chọn mẫu muốn thực hiện đăng ký bản quyền thương hiệu, các bạn cần tiến hành tra cứu thương hiệu trước khi nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ.

Quá trình tra cứu nhằm đánh giá khả năng đăng ký của thương hiệu, tránh trường hợp hồ sơ đăng ký bảo hộ bị từ chối do tương tự hoặc trùng với thương hiệu của người khác đã đăng ký trước đó.

Bước 3: Soạn hồ sơ đăng ký bảo hộ và nộp cho cơ quan chức năng

Sau khi tra cứu mẫu thương hiệu và xác nhận có khả năng đăng ký thì chủ sở hữu thương hiệu cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký như trên và nộp tại Cục sở hữu trí tuệ.

Bước 4: Theo dõi quá trình xét duyệt hồ sơ đăng ký thương hiệu

Hồ sơ đăng ký thương hiệu sẽ được thẩm định qua nhiều giai đoạn và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, các bạn cần theo dõi khả năng đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu sót không cần thiết.

Bước 4: Nhận GCN thương hiệu

Sau khi việc thẩm định hồ sơ đăng ký hoàn thành, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không? Khi hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền đầy đủ và hợp lệ, các bạn sẽ nộp một khoản chi phí để có thể nhận được GCN đăng ký thương hiệu sản phẩm, dịch vụ.

Lưu ý: Khi phát hiện ra hành vi xâm phạm, chủ sở hữu có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

– Áp dụng biện pháp công nghệ để ngăn ngừa hành vi xâm phạm;

– Yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp tương ứng để xử lý hành vi xâm phạm;

– Nộp đơn khởi kiện chủ thể có hành vi xâm phạm để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Vì sao nên chọn dịch vụ đăng ký thương hiệu tại Luật Hoàng Phi?

Luật Hoàng Phi với hơn 10 năm bề dày kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ pháp lý hỗ trợ khách hàng về Sở hữu trí tuệ, giấy phép, doanh nghiệp, tư vấn hỗ trợ pháp luật.

Chúng tôi với đội ngũ Luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu rộng các quy định pháp luật sẽ hỗ trợ Quý khách hàng tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu một cách hiệu quả nhất với quy trình làm việc cơ bản như sau:

– Tư vấn miễn phí cho khách hàng về các điều kiện, trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu;

– Hỗ trợ khách hàng tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp;

– Ký hợp đồng dịch vụ trước khi tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu;

– Hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ và hợp lệ hồ sơ cho khách hàng;

– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ, theo dõi toàn bộ quá trình xem xét xử lý hồ sơ và cập nhật đến cho khách hàng;

– Nhận và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu tận tay khách hàng;

– Hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan sau đăng ký (nếu có).

Trên đây là những chia sẻ của Luật Hoàng Phi về quy trình Đăng ký thương hiệu trang thiết bị y tế mới nhất . Hy vọng với sự chia sẻ đó của chúng tôi phần nào giúp khách hàng hiểu được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Nếu còn thắc mắc nào chưa rõ cần được hỗ trợ tư vấn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu, vui lòng liên hệ trực tiếp tới hotline 0981.378.999 hoặc gửi yêu cầu về Email: lienhe@luathoangphi.vn để được hỗ trợ tốt nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (12 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi