Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký thương hiệu độc quyền cho đông trùng hạ thảo
  • Thứ ba, 23/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 340 Lượt xem

Đăng ký thương hiệu độc quyền cho đông trùng hạ thảo

Đăng ký thương hiệu độc quyền đông trùng hạ thảo là việc đăng ký sở hữu công nghiệp cho các yếu tố thuộc về thương hiệu đối với sản phẩm đông trùng hạ thảo để được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ, nhằm tạo ra sự độc quyền đối với thương hiệu đông trùng hạ thảo.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu độc quyền cho đông trùng hạ thảo. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Đông trùng hạ thảo là gì?

Đông trùng hạ thảo hay tên tiếng Anh là Cordyceps là một loại dược liệu quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm thuộc chi Thitarodes.

Đông trùng hạ thảo được biết đến xuất phát từ quá trình quan sát thực tế. Khi vào mùa đông, bào tử nấm thuộc chi Cordyceps lây nhiễm và ký sinh trên ấu trùng của sâu bướm (lúc này nó ở dạng côn trùng “Đông Trùng”). 

Nấm sinh trưởng bằng cách hút các chất dinh dưỡng trong ấu trùng và làm chết vật chủ. Sau đó đợi mùa hạ mọc ra quả thể nấm trên xác vật chủ ở hình dạng nấm ‘Hạ Thảo”.

Đông trùng hạ thảo có một số tác dụng đối với sức khỏe con người như ức chế sự phát triển của khối u, điều tiết hệ miễn dịch, tăng kháng viêm và làm giảm viêm nhiễm, điều hòa đường huyết, cải thiện chức năng sinh lý nam – nữ, bảo vệ và tăng cường chức năng thận, bổ phổi, tác dụng đối với hệ thống tuần hoàn tim và não, có khả năng chống lão hóa, cải thiện thể lực, nâng cao thể chất, bảo vệ gan.

Đăng ký thương hiệu độc quyền đông trùng hạ thảo là gì?

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, một thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa / dịch vụ của những người bán khác nhau. Thương hiệu không phải là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trực tiếp theo pháp luật Việt Nam, tuy nhiên, vẫn có thể coi các yếu tố của thương hiệu là những tài sản trí tuệ để đăng ký, bảo hộ.

Đăng ký thương hiệu độc quyền đông trùng hạ thảo là việc đăng ký sở hữu công nghiệp cho các yếu tố thuộc về thương hiệu đối với sản phẩm đông trùng hạ thảo để được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ, nhằm tạo ra sự độc quyền đối với thương hiệu đông trùng hạ thảo. Tùy vào yếu tố thương hiệu cụ thể mà việc đăng ký thương hiệu độc quyền đông trùng hạ thảo được thực hiện theo cách khác nhau như: Đăng ký tên gọi, hình ảnh biểu tượng đông trùng hạ thảo theo hình thức đăng ký nhãn hiệu; Đăng ký bao bì sản phẩm đông trùng hạ thảo theo hình thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp;…

Tên gọi, hình ảnh biểu tượng,… thường được các cá nhân, tổ chức sử dụng nhằm tạo ra dấu ấn riêng biệt về thương hiệu đông trùng hạ thảo, do đó, đăng ký thương hiệu đông trùng hạ thảo thường được thực hiện dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu đông trùng hạ thảo. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi cũng sẽ chia sẻ về đăng ký thương hiệu đông trùng hạ thảo dưới góc độ là đăng ký nhãn hiệu đông trùng hạ thảo.

Đăng ký thương hiệu độc quyền cho đông trùng hạ thảo có cần thiết?

Đăng ký thương hiệu độc quyền cho đông trùng hạ thảo không bắt buộc nhưng rất cần thiết nếu Quý vị muốn:

– Xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu

– Chứng minh được quyền sở hữu thương hiệu với bên khác

– Độc quyền sử dụng thương hiệu đã được bảo hộ

– Là căn cứ để xử lý hành vi sao chép, đạo nhái thương hiệu

– Được khách hàng tin dùng sản phẩm/dịch vụ

– Có lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh

– Tạo tiền đề cho xây dựng và phát triển kinh doanh

– Có thể bán hoặc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

– Tạo shop mall trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki.

Phân nhóm đông trùng hạ thảo khi đăng ký thương hiệu

Tùy vào sản phẩm đông trùng hạ thảo Quý vị sản xuất, kinh doanh có thể lựa chọn nhóm sản phẩm khác nhau khi đăng ký thương hiệu độc quyền cho đông trùng hạ thảo:

Nhóm 05: Đông trùng hạ thảo (dùng cho mục đích y tế); thực phẩm chức năng làm từ đông trùng hạ thảo; viên nang (thực phẩm chức năng) từ nấm đông trùng hạ thảo và nấm linh chi; thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng từ yến và đông trùng hạ thảo.

Nhóm 29: Đông trùng hạ thảo sấy khô (dùng làm thực phẩm); đông trùng hạ thảo đã được chế biến thành dạng bột (dùng làm thực phẩm); thực phẩm dinh dưỡng trên cơ sở rau củ quả có bổ sung chiết xuất từ đông trùng hạ thảo (không dùng cho mục đích y tế); yến sào (tổ yến ăn được); yến chưng đông trùng hạ thảo (đã chế biến, không dùng cho mục đích y tế), thực phẩm làm từ yến sào (như chè yến, yến chưng đường phèn, súp yến).

Ngoài ra, nếu Quý vị thực hiện hoạt động mua bán đông trùng hạ thảo nên đăng ký thêm nhóm 35 như sau:

Nhóm 35: Mua bán, xuất nhập khẩu, nhượng quyền thương mại (cụ thể là tư vấn quản lý kinh doanh): đông trùng hạ thảo (dùng cho mục đích y tế), thực phẩm chức năng làm từ đông trùng hạ thảo, viên nang (thực phẩm chức năng) từ nấm đông trùng hạ thảo và nấm linh chi, đông trùng hạ thảo sấy khô (dùng làm thực phẩm), nấm đông trùng hạ thảo hầm gà ác, đông trùng hạ thảo đã được chế biến thành dạng bột (dùng làm thực phẩm), thực phẩm dinh dưỡng trên cơ sở rau củ quả có bổ sung chiết xuất từ đông trùng hạ thảo (không dùng cho mục đích y tế), yến sào (tổ yến ăn được), trà, trà túi lọc, trà hòa tan làm từ nấm đông trùng hạ thảo [không dùng cho mục đích y tế], mật ong, thực phẩm dinh dưỡng trên cơ sở ngũ cốc có bổ CÔNG BÁO SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP SỐ 420 TẬP A – QUYỂN 3 (03.2023) 15 sung chiết xuất từ đông trùng hạ thảo (không dùng cho mục đích y tế), bột ngũ cốc có bổ sung nấm đông trùng hạ thảo, nấm đông trùng hạ thảo tươi, nấm linh chi tươi, nấm bào ngư tươi, nước yến đông trùng hạ thảo (đồ uống), đồ uống (không có cồn) có bổ sung chiết xuất từ đông trùng hạ thảo, rượu từ nấm đông trùng hạ thảo và thảo dược khác, rượu nấm linh chi, rượu sữa ong chúa (tất cả đều không dùng cho mục đích y tế).

Các tài liệu cần chuẩn bị để đăng ký thương hiệu đông trùng hạ thảo

Để đăng ký thương hiệu độc quyền đông trùng hạ thảo dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu, Quý vị chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu như sau:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền cho đông trùng hạ thảo

Bước 1: Thiết kế, tra cứu thương hiệu

Thương hiệu trước tiên phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Do đó, nếu mới chỉ có ý tưởng về thương hiệu lốp xe ô tô nhưng chưa thể hiện một cách hữu hình thương hiệu này, Quý vị không thể thực hiện đăng ký thương hiệu được.

Bên cạnh khả năng nhìn thấy được, thương hiệu để được bảo hộ phải có tính phân biệt. Tính phân biệt này thể hiện ở việc thương hiệu không trùng, gây nhầm lẫn với thương hiệu khác trong lĩnh vực đăng ký, các dấu hiệu đang được ưu tiên, bảo hộ theo quy định pháp luật. Do đó, đi kèm với việc thiết kế thương hiệu, Quý vị nên tra cứu thương hiệu để đánh giá khả năng phân biệt, xác định khả năng bảo hộ thành công cho thương hiệu.

Bước 2: Chuẩn bị đơn đăng ký thương hiệu

Đơn đăng ký thương hiệu gồm các giấy tờ, tài liệu chúng tôi đã chia sẻ trên đây

Bước 3: Nộp đơn đăng ký thương hiệu

Đơn đăng ký thương hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ theo một trong các địa chỉ như sau:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Bước 4: Theo dõi quá trình xử lý đơn của cơ quan nhà nước

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký thương hiệu được xem xét theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký thương hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Thực tế, quá trình này diễn ra khoảng hai năm vì số lượng đơn đăng ký thương hiệu nói riêng và đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nói chung cần xử lý rất lớn, Cục Sở hữu trí tuệ thường xuyên gặp tình trạng quá tải đơn. việc theo dõi quá trình xử lý đơn Quý vị cần có sự kiên nhẫn và kịp thời xử lý những yêu cầu, có sự phản hồi thích hợp trước những yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 5: Nộp phí và nhận văn bằng bảo hộ

Nếu thương hiệu đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, qua quá trình thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo chủ đơn nộp phí cấp văn bằng bảo hộ. Quý vị nộp phí để được cấp văn bằng bảo hộ theo đúng quy định pháp luật.

Luật Hoàng Phi – địa chỉ uy tín về đăng ký thương hiệu

Luật Hoàng Phi là đại diện sở hữu công nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật, có đầy đủ tư cách và năng lực đại diện khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến đăng ký nhãn hiệu. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn nhận được những phản hồi tích của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Khi Quý khách hàng sử dụng dịch vụ, trách nhiệm của Luật Hoàng Phi được thể hiện qua hợp đồng dịch vụ pháp lý với những điều khoản chi tiết, rõ ràng.

Dịch vụ của chúng tôi trọn gói, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho khách hàng. Chúng tôi hỗ trợ trọn gói dịch vụ với các nội dung:

– Tư vấn, giải đáp thắc mắc về thương hiệu, quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu, thủ tục đăng ký thương hiệu;

– Thiết kế thương hiệu (nếu chưa có thương hiệu);

– Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu và xác định phương án đăng ký thương hiệu;

– Soạn đơn đăng ký thương hiệu đầy đủ, chính xác;

– Nộp đơn đăng ký thương hiệu trực tiếp tại trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ;

– Theo dõi sát sao quá trình xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ và kịp thời thông tin, xử lý vướng mắc phát sinh (nếu có);

– Nhận và bàn giao văn bằng bảo hộ cho khách hàng;

– Tư vấn, hỗ trợ thực hiện quyền sở hữu công nghiệp sau đăng ký một cách hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Đăng ký thương hiệu độc quyền cho đông trùng hạ thảo, Quý vị có thông tin cần giải đáp, có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay tới Luật Hoàng Phi qua hotline 0981.378.999. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi