Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký thương hiệu cho thuốc đông y
  • Thứ ba, 23/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 244 Lượt xem

Đăng ký thương hiệu cho thuốc đông y

Thuốc đông y theo bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ của Thỏa ước Nice thuộc nhóm 05, ngoài ra, Quý vị có thể đăng ký kèm theo nhóm 35 khi thực hiện mua bán thuốc đông y để mở rộng phạm vi bảo hộ của thương hiệu.

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Đăng ký thương hiệu cho thuốc đông y, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Đăng ký thương hiệu thuốc đông y là gì?

Đăng ký thương hiệu thuốc đông y là thủ tục thường được thực hiện dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thuốc đông y, bởi thương hiệu không phải là đối tượng được bảo hộ trực tiếp bởi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và nhãn hiệu là dấu hiệu phổ biến thường gặp mà các cá nhân, tổ chức mong muốn bảo hộ. Đăng ky thương hiệu thuốc đông y do cá nhân, tổ chức thực hiện nhằm cấp văn bằng bảo hộ – giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm thuốc đông y. Từ đó, cơ quan có thẩm quyền xem xét xác định đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu, có các quyền đối với nhãn hiệu như: độc quyền sử dụng, chuyển giao quyền, ngăn cấm hành vi sử dụng trái phép, yêu cầu bồi thường thiệt hại từ hành vi xâm phạm, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình.

Ai có quyền đăng ký thương hiệu thuốc đông y?

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức khác có thể đăng ký nhãn hiệu theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ. Theo đó, cá nhân, tổ chức có thể đăng ký thương hiệu thuốc đông y.

Quý vị không nhất thiết phải có đăng ký kinh doanh để có thể thực hiện thủ tục này. Để hợp pháp hóa việc sử dụng nhãn hiệu của cá nhân sau đăng ký, Quý vị có thể chuyển giao quyền thông qua hợp đồng li-xăng, thực hiện các hình thức chuyển quyền sở hữu như góp vốn, mua bán, tặng cho.

Quý vị lưu ý đăng ký thương hiệu thuốc đông y càng sớm càng tốt để có quyền ưu tiên bảo hộ, cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu, tránh việc cá nhân, chủ thể khác đăng ký trước và phải mua, thuê lại nhãn hiệu gắn với thương hiệu mình đã dày công xây dựng.

Đăng ký thương hiệu thuốc đông y theo nhóm nào?

Thuốc đông y theo bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ của Thỏa ước Nice thuộc nhóm 05, ngoài ra, Quý vị có thể đăng ký kèm theo nhóm 35 khi thực hiện mua bán thuốc đông y để mở rộng phạm vi bảo hộ của thương hiệu.

Chúng tôi gợi ý một số mô tả sản phẩm, dịch vụ như sau:

Nhóm 05: Thuốc đông y; đồ uống y tế; chất chiết xuất thảo mộc dùng cho mục đích y tế; trà thảo dược dùng cho mục đích y tế; thảo dược; dược thảo; trà thảo dược; dược phẩm; thuốc bổ [thuốc, dược phẩm]; thực phẩm chức năng sử dụng cho mục đích y tế.

Nhóm 35: Mua bán: dược phẩm, dược chất, hóa chất dùng trong sản xuất thuốc, thuốc thảo dược, thuốc đông y, thuốc thú y, thực phẩm dinh dưỡng dùng trong y tế, thực phẩm chức CÔNG BÁO SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP SỐ 423 TẬP A – QUYỂN 3 (06.2023) 499 năng, nước súc miệng, trang thiết bị y tế và dụng cụ y tế, dụng cụ tránh thai, que thử thai, bao cao su, bơm kim tiêm dùng một lần, dây truyền dịch, bông y tế, băng y tế, băng dán y tế, vật tư y tế như: vật tư y tế tiêu hao như: mỡ bôi y tế dùng cho điện tim, điện não, nội soi và siêu âm, điện cực dán y tế, đệm chống loét, giường hỗ trợ bệnh nhân liệt, mỹ phẩm, nước hoa, dầu gội đầu, kem dưỡng da, sữa rửa mặt, xà phòng, nước rửa chén, tinh dầu, lương thực, thực phẩm, yến sào (tổ chim yến), yến sào đã qua sơ chế, yến sào tinh chế, thực phẩm làm từ yến sào (chè yến, yến chưng đường phèn, súp yến, yến chưng có collagen), bánh, kẹo, gạo, bột ngũ cốc, chè, cà phê, cacao, gia vị, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt, cá, gia cầm, trứng, dầu ăn thực vật, nước giải khát, nước uống tinh khiết, nước giải khát làm từ yến (đồ uống không cồn), nước yến (đồ uống không cồn), nước yến có chứa collagen, bia, rượu, thức ăn chăn nuôi cho gà, lợn, cá, tôm, con giống vật nuôi làm thuốc, cây giống dược liệu, con giống, cây giống, hạt giống, dược liệu tươi, trái cây tươi, rau tươi; quảng cáo và giới thiệu sản phẩm.

Các bước đăng ký thương hiệu thuốc đông y

Để thực hiện đăng ký thương hiệu cho thuốc đông y, Quý vị thực hiện theo các bước đăng ký nhãn hiệu như sau:

Bước 1: Lựa chọn mẫu nhãn hiệu

Quý vị lựa chọn mẫu nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

Bên cạnh đó, nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt theo quy định pháp luật. Những dấu hiệu không được bảo hộ nhãn hiệu cần tránh như:

– Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;

– Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;

– Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

– Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

– Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

– Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ;…

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu

Đây là thủ tục không bắt buộc, nhưng rất quan trọng, giúp đánh giá khả năng đăng ký thành công nhãn hiệu và giúp tiết kiệm thời gian, công sức. Căn cứ vào kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể nhanh chóng đưa ra phương án sửa đổi nhãn hiệu hoặc quyết định nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ hay đơn đăng ký gồm các thành phần như sau:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Bước 4: Nộp hồ sơ

Quý vị nộp hồ sơ về Cục Sở hữu trí tuệ theo một trong các địa chỉ như sau:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp. Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó.

Bước 5: Nhận văn bằng bảo hộ

Quá trình xem xét hồ sơ đăng ký thương hiệu cho thuốc đông y thường kéo dài trên hai năm, trải qua các giai đoạn thẩm định hình thức, công bố đơn, thẩm định nội dung. Nếu nhãn hiệu đáp ứng được điều kiện bảo hộ, Quý vị nộp phí theo thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ để nhận kết quả cuối cung – văn bằng bảo hộ.

Đăng ký thương hiệu thuốc đông y tại Luật Hoàng Phi

Luật Hoàng Phi đã và đang triển khai dịch vụ đăng ký thương hiệu nói chung và đăng ký thương hiệu thuốc đông y nói riêng hỗ trợ từ A đến Z cho khách hàng các nội dung sau:

– Tư vấn, giải đáp thắc mắc về thương hiệu, quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu, thủ tục đăng ký thương hiệu;

– Thiết kế thương hiệu (nếu chưa có thương hiệu);

– Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu và xác định phương án đăng ký thương hiệu;

– Soạn đơn đăng ký thương hiệu đầy đủ, chính xác;

– Nộp đơn đăng ký thương hiệu trực tiếp tại trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ;

– Theo dõi sát sao quá trình xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ và kịp thời thông tin, xử lý vướng mắc phát sinh (nếu có);

– Nhận và bàn giao văn bằng bảo hộ cho khách hàng;

– Tư vấn, hỗ trợ thực hiện quyền sở hữu công nghiệp sau đăng ký một cách hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Hoàng Phi về Đăng ký thương hiệu cho thuốc đông y. Quý độc giả có quan tâm, có những băn khoăn, vướng mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu, đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam). Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi