Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký thương hiệu cho khu du lịch nghỉ dưỡng
  • Thứ hai, 22/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 97 Lượt xem

Đăng ký thương hiệu cho khu du lịch nghỉ dưỡng

Trong bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu cho khu du lịch nghỉ dưỡng. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Tại sao nên đăng ký thương hiệu cho khu du lịch nghỉ dưỡng?

Đăng ký thương hiệu cho khu du lịch nghỉ dưỡng là việc cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ (đơn đăng ký thương hiệu) theo quy định pháp luật tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ, từ đó nhận được các lợi ích như sau:

– Làm cho sản phẩm của Quý vị dễ nhận biết hơn các sản phẩm khác cùng loại, do đó thu hút nhiều khách hàng hơn. Trong thị trường này, các sản phẩm thường trông giống nhau và rất khó để phân biệt các sản phẩm của các nhà cung cấp khác nhau, do đó ưu điểm này rất quan trọng đối với các công ty kinh doanh trong ngành.

– Giữ cho thương hiệu của Quý vị không bị đăng ký bởi các công ty, tổ chức hoặc cá nhân khác, từ đó củng cố vị thế của công ty trên thị trường.

– Nếu có bất kỳ chủ thể nào sử dụng hoặc sao chép thương hiệu đã được đăng ký mà không có sự đồng ý của Quý vị, Quý vị sẽ có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm đó.

– Sau khi được sử dụng một khoảng thời gian nhất định trên thị trường, thương hiệu đã đăng ký của Quý vị có thể trở nên nổi tiếng và công ty có thể nhận được thêm lợi nhuận từ việc ký hợp đồng li-xăng (license) hoặc chuyển nhượng thương hiệu đã đăng ký cho các công ty, tổ chức hoặc cá nhân khác.

Đăng ký thương hiệu cho khu du lịch nghỉ dưỡng theo nhóm nào?

Khi đăng ký thương hiệu cho khu du lịch nghỉ dưỡng, kèm theo tờ khai đăng ký, Quý vị phải có danh mục hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu được phân loại theo bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice. Với khu du lịch nghĩ dưỡng, Quý vị xác định nhóm đăng ký chính là nhóm 43, ngoài ra có thể đưa các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ liên quan vào danh mục để mở rộng phạm vi bảo hộ của thương hiệu. Chúng tôi gợi ý như sau:

– Nhóm 43:
Khách sạn; khu nghỉ dưỡng (spa-resort); nhà hàng ăn uống; cho thuê hội trường, hội nghị, phòng cưới.
– Nhóm 35:
Bán hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống cho khách du lịch; mua bán vật tư ngành in, bao bì đóng gói thực phẩm; môi giới thương mại; dịch vụ quản lý chương trình khách hàng thân thiết.
– Nhóm 39:
Du lịch lữ hành nội địa; vận tải hành khách (bao gồm cả khách du lịch) bằng các phương tiện đường bộ, đường thủy, và cáp treo.
– Nhóm 40:
Sản xuất và gia công hàng thủ công mỹ nghệ theo đơn đặt hàng.
– Nhóm 41:
Dịch vụ khu du lịch sinh thái và làng du lịch; dịch vụ vui chơi giải trí thể thao (như vũ trường, chơi ten-nít (tennis), leo núi, lướt dù trên biển, canô, thuyền buồm, thuyền chèo, lướt ván, môtô trượt nước); dịch vụ trại săn bắn, bãi tắm và bãi biển cho mục đích vui chơi giải trí; tổ chức chương trình biểu diễn thời trang và ca múa nhạc; chiếu phim điện ảnh và phim video; dịch vụ nhà hát và nhà biểu diễn; câu lạc bộ giải trí bao gồm trung tâm trò chơi điện tử, sòng bạc (casino); cho thuê phòng hòa nhạc và nhà hát, trường quay, phòng chiếu phim.
– Nhóm 44:
Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe.

Các bước đăng ký thương hiệu cho khu du lịch nghỉ dưỡng

Trên cơ sở kết quả tra cứu nếu thương hiệu đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ thì tổ chức, cá nhân sẽ tiến hành đăng ký thương hiệu cho khu du lịch nghỉ dưỡng như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu

Tổ chức, cá nhân đăng ký thương hiệu cho khu du lịch nghỉ dưỡng cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký thương hiệu;

– 05 Mẫu thương hiệu kèm theo;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Quy chế sử dụng thương hiệu tập thể hoặc thương hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang thương hiệu (nếu thương hiệu được đăng ký là thương hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là thương hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu thương hiệu đăng ký là thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc thương hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký thương hiệu (nếu thương hiệu đăng ký là thương hiệu tập thể, thương hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu thương hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định thì tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu bằng hình thức nộp đơn giấy hoặc nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. 

Bước 3: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký thương hiệu được xem xét theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn: Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký thương hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung: Không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

 – Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký: 01 tháng.

Như vậy tổng thời gian đăng ký thương hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ là 13 tháng tính từ ngày nộp đơn.

Tuy nhiên trên thực tế tổng thời gian cho việc đăng ký thương hiệu thường kéo dài từ 24 – 30 tháng kể từ khi nộp đơn phụ thuộc vào tình trạng đơn có phải thông báo sửa đổi, bổ sung, phản đối đơn, khiếu nại từ chối cấp văn bằng bảo hộ…

Dịch vụ đăng ký thương hiệu của Luật Hoàng Phi

Dịch vụ đăng ký thương hiệu do Công ty Luật Hoàng Phi cung cấp sẽ giúp quý khách hàng thực hiện các thủ tục một cách nhanh chóng mà không phải mất nhiều thời gian. Chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng các vấn đề như sau:

– Tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký thương hiệu và các vấn đề khác có liên quan.

– Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tại cơ quan có thẩm quyền.

– Theo dõi hồ sơ, tiến hành sửa đổi bổ sung hồ sơ (nếu có).

– Nhận và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu cho khách hàng.

Trường hợp cần tư vấn thêm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu do Công ty Luật Hoàng Phi cung cấp quý khách hàng hãy liên hệ cho chúng tôi theo hotline 0981.378.999 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi