• Thứ bẩy, 13/07/2024 |
  • Bảo hộ nhãn hiệu/thương hiệu |
  • 253 Lượt xem

Đăng ký thương hiệu cho công ty du lịch

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch trong nước và quốc tế. Nhiều công ty du lịch được thành lập có nhu cầu đăng ký thương hiệu cho công ty du lịch nhưng chưa biết thực hiện thủ tục như thế nào

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ hữu ích về Đăng ký thương hiệu cho công ty du lịch tới Quý độc giả. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội dung:

Công ty du lịch là gì?

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác theo khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch hiện hành.

Công ty du lịch là doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh thực hiện kinh doanh du lịch, tức là thực hiện các hoạt động:

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành: là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.

– Kinh doanh vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.

– Kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo các loại hình cơ sở lưu trú: khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, nở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi cắm trại du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch khác.

– Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác như: dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm, dịch vụ thể thao, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch.

Đăng ký thương hiệu cho công ty du lịch có cần thiết?

Kinh doanh dịch vụ du lịch là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Đăng ký thương hiệu không phải là một trong những điều kiện ấy, tuy nhiên đăng ký thương hiệu cho công ty du lịch được đông đảo các công ty du lịch quan tâm, chú trọng thực hiện bởi họ nhận thức được chỉ khi đăng ký thương hiệu, cơ quan có thẩm quyền mới có cơ sở để có thể cấp văn bằng bảo hộ đối với thương hiệu dịch vụ du lịch, từ đó, họ trở thành chủ sở hữu thương hiệu và có các quyền như:

– Sử dụng, cho phép người khác sử dụng thương hiệu:

+ Gắn thương hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

+ Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang thương hiệu được bảo hộ;

+ Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu được bảo hộ.

– Định đoạt thương hiệu (chuyển quyền sở hữu thương hiệu, chuyển quyền sử dụng thương hiệu cho chủ thể khác).

– Ngăn cấm người khác sử dụng thương hiệu, dấu hiệu khác ảnh hưởng đến quyền đối với thương hiệu được Nhà nước ghi nhận và bảo hộ.

Đăng ký thương hiệu cho công ty du lịch theo nhóm nào?

Đăng ký thương hiệu cho công ty du lịch bản chất là việc đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ du lịch. Dịch vụ du lịch thuộc nhóm 39 theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice.

Khi đăng ký thương hiệu công ty du lịch, Quý vị có thể chọn mô tả ngắn gọn hoặc chi tiết về dịch vụ du lịch, các dịch vụ có liên quan, dưới đây là một số gợi ý:

– Nhóm 39: Dịch vụ du lịch, lữ hành; vận chuyển hành khách; vận chuyển hàng hóa.

– Nhóm 39: Vận tải hàng hóa và hành khách; đại lý vận tải; vận tải hành khách theo tuyến cố định và theo hợp đồng, vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng taxi, bằng tàu thuỷ; xếp dỡ hàng hoá; bán vé máy bay, vé tàu thuỷ, vé tàu lửa; dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế.

– Nhóm 39: Dịch vụ vận tải hành khách bằng các phương tiện đường bộ, đường thủy và đường hàng không; đóng gói và lưu giữ hàng hóa; dịch vụ du lịch; cho thuê kho bãi; dịch vụ bán vé máy bay; dịch vụ cho thuê máy bay; dịch vụ hướng dẫn làm thủ tục hàng không cho hành khách; dịch vụ tìm và trả hàng hóa thất lạc; dịch vụ lập kế hoạch bay; dịch vụ cung cấp thông tin liên quan đến chuyến bay (lịch bay, giờ cất, hạ cánh, tên hành khách); dịch vụ liên hệ, hỗ trợ xin cấp phép bay; dịch vụ bảo lãnh và xin cấp phép visa nhập cảnh vào Việt Nam (cho mục đích du lịch).

Hồ sơ đăng ký thương hiệu cho công ty du lịch

Quý vị chuẩn bị hồ sơ hay đơn đăng ký thương hiệu cho công ty du lịch gồm những giấy tờ, tài liệu như sau:

– 02 Tờ khai đăng ký thương hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư  16/2016/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu thương hiệu kèm theo (mẫu thương hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu thương hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc.

Mẫu thương hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong thương hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể thương hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu thương hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu thương hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu thương hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Trường hợp đơn đăng ký thương hiệu là thương hiệu tập thể hoặc thương hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

– Quy chế sử dụng thương hiệu tập thể hoặc thương hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang thương hiệu (nếu thương hiệu được đăng ký là thương hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là thương hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu thương hiệu đăng ký là thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc thương hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký thương hiệu (nếu thương hiệu đăng ký là thương hiệu tập thể, thương hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Các bước đăng ký thương hiệu cho công ty du lịch

Quý vị đăng ký thương hiệu cho công ty du lịch theo hướng dẫn của chúng tôi, cụ thể gồm các bước như sau:

Bước 1: Thiết kế, tra cứu thương hiệu

Theo điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, thương hiệu để được bảo hộ đồng thời phải nhìn thấy được và có khả năng phân biệt. Do đó, Quý vị cần kết hợp đồng thời giữa thiết kế với tra cứu để đánh giá  phần nào khả năng bảo hộ thành công cho thương hiệu, tránh mất thời gian, công sức, tiền bạc nhưng lại không được cấp văn bằng bảo hộ.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu

Hồ sơ đăng ký thương hiệu cho công ty du lịch theo hướng dẫn trên đây của chúng tôi. Quý vị lưu ý đáp ứng đủ thành phần, dùng đúng biểu mẫu theo quy định pháp luật.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký thương hiệu công ty du lịch là Cục Sở hữu trí tuệ. Quý vị có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về một trong các địa chỉ sau đây của Cục:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Ngoài ra, Quý vị có thể nộp hồ sơ trực tuyến nếu có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Theo dõi việc xử lý hồ sơ và phản hồi yêu cầu của cơ quan nhà nước

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Hiện nay, quá trình xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ thường kéo dài khoảng hơn 2 năm do tình trạng quá tải hồ sơ. Quý vị cần theo dõi sát sao quá trình này để có phản hồi kịp thời, phù hợp trước các yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ, phản đối việc đăng ký từ chủ thể khác.

Bước 5: Nộp phí và nhận văn bằng bảo hộ

Qua quá trình xem xét, thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ xác định được thương hiệu có đáp ứng được điều kiện bảo hộ hay không. Trường hợp đáp ứng được điều kiện bảo hộ, Cục sẽ có thông báo để Quý vị nộp phí cấp văn bằng bảo hộ. Quý vị nộp phí và nhận văn bằng bảo hộ theo thông báo của Cục.

Luật Hoàng Phi – địa chỉ đăng ký thương hiệu uy tín

Luật Hoàng Phi là địa chỉ uy tín được các cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn khi cần đăng ký thương hiệu bởi:

– Luật Hoàng Phi là đại diện sở hữu công nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật nên có đầy đủ tư cách và năng lực đại diện khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến đăng ký thương hiệu.

– Đội ngũ thực hiện dịch vụ của chúng tôi là các Luật sư, chuyên viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và luôn tận tâm vì lợi ích khách hàng, do đó, chất lượng dịch vụ được đảm bảo ở từng khâu và trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ.

– Chi phí thực hiện dịch vụ của chúng tôi được chính các khách hàng đánh giá là hợp lý, ở mức cạnh tranh so với các đơn vị cung cấp dịch vụ trên thị trường. Cùng với đó, chúng tôi thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi, tri ân đi kèm chương trình hậu mãi hấp dẫn và thiết thực.

– Dịch vụ của chúng tôi là trọn gói, hỗ trợ từ A-Z tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và chi phí Quý vị phải bỏ ra cho thủ tục.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về đăng ký thương hiệu cho công ty du lịch, Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc cần được giải đáp, hoặc cần hỗ trợ dịch vụ, đừng ngần ngại liên hệ Luật Hoàng Phi qua hotline 0981.378.999. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu độc quyền cho đông trùng hạ thảo

Đăng ký thương hiệu độc quyền đông trùng hạ thảo là việc đăng ký sở hữu công nghiệp cho các yếu tố thuộc về thương hiệu đối với sản phẩm đông trùng hạ thảo để được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ, nhằm tạo ra sự độc quyền đối với thương hiệu đông trùng hạ...

Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu tại Lai Châu

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu tại Lai Châu nhanh nhất. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo để có cho mình thêm những thông tin hữu...

Đăng ký thương hiệu chậu nhựa

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu chậu...

Hướng dẫn đăng ký thương hiệu tại Đắk Nông

Để giảm bớt những khó khăn, những rủi ro trong việc thực hiện đăng ký, Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu trọn gói – uy tín – chất lượng đến Quý khách...

Thủ tục đăng ký thương hiệu cho đồ uống không cồn như thế nào?

Quy định pháp luật hiện hành về Sở hữu trí tuệ, nhóm các loại đồ uống không có cồn được phân loại thuộc nhóm 32 Thỏa ước Nice...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi