Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt
  • Thứ ba, 23/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 298 Lượt xem

Đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt

Đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt được hiểu là thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm bánh ngọt, là thủ tục pháp lý được cá nhân, tổ chức thực hiện bằng cách nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ tương ứng

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt là gì?

Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), thương hiệu là dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.Tại Việt Nam, thương hiệu không là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, để xây dựng và bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam, chúng ta có thể đăng ký bảo hộ cho các yếu tố thuộc về thương hiệu như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, quyền tác giả,… Trong các dấu hiệu này, nhãn hiệu là yếu tố cơ bản nhất mà cá nhân, tổ chức khi sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào cũng có.

Theo đó, việc đăng ký thương hiệu thường được thực hiện hay hiểu là đăng ký nhãn hiệu (mặc dù bản chất thương hiệu và nhãn hiệu là những khái niệm không đồng nhất).

Đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt được hiểu là thủ tục đăng ký thương hiệu cho sản phẩm bánh ngọt, là thủ tục pháp lý được cá nhân, tổ chức thực hiện bằng cách nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ tương ứng – giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm bánh ngọt.

Theo đó, việc thực hiện thủ tục này cần tuân theo các quy định về đăng ký thương hiệu của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Lợi ích khi đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt

Không phải ngẫu nhiên mà các thương hiệu bánh ngọt như TOUS les JOURS Vietnam, Anh Hòa Bakery, Paris Gâteaux, Nguyễn Sơn Bakery, Poeme Bakery, Paris Baguette Việt Nam, Fresh Garden, Thu Hương Bakery, BreadTalk,… có được cho mình chỗ đứng trên thị trường. Ngoài việc củng cố chất lượng, đổi mới để bắt kịp xu thế thị trường thì việc xây dựng thương hiệu, bắt đầu từ đăng ký nhãn hiệu được các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh chú trọng, thực hiện từ sớm. Bởi họ hiểu chỉ khi đăng ký thương hiệu, họ mới được cấp văn bằng bảo hộ, có các quyền đối với nhãn hiệu – những lợi ích như:

– Chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ được độc quyền sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm dịch vụ đã đăng ký, mọi hành vi xử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký đều có thể xác định là hành vi xâm phạm quyền với đối nhãn hiệu

– Chủ sở hữu sẽ được pháp luật bảo vệ khi nhãn hiệu có dấu hiệu bị xâm phạm như có thể yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành xử lý hành vi xâm phạm khi phát hiện có bên khác vi phạm hoặc được chính cơ quan chức năng thông báo hành vi xâm phạm của bên khác

– Chủ sở hữu có tiền đề để phát triển nhãn hiệu lâu dài trên cơ sở đã được đăng ký độc quyền và không sợ trong quá trình kinh doanh bị bên khác đăng ký hoặc sử dụng mất.

– Khi nhãn hiệu đã trở lên nổi tiếng hoặc sử dụng rộng rãi, chủ sở hữu có thể cho phép bên thứ 3 sử dụng và thu phí sử dụng….

Ai có quyền đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt?

Như đã chia sẻ trên đây, đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt được hiểu là đăng ký thương hiệu sản phẩm bánh ngọt. Theo đó, chủ thể có quyền đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt là chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Phân nhóm sản phẩm khi đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt

Khi đăng ký thương hiệu, người nộp đơn cần khớp sản phẩm theo Bảng phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ theo Thỏa ước Nice.

Đối với sản phẩm sản phẩm bánh kẹo, Quý vị có thể lựa chọn các sản phẩm trong Nhóm 30: Cà phê, chè, ca cao và cà phê nhân tạo; Gạo, mì sợi và mì ống; Bột sắn và bột cọ; Bột và chế phẩm làm từ ngũ cốc; Bánh mì, bánh ngọt và bánh kẹo; Sô cô la; Kem, kem trái cây và các loại đá lạnh khác ăn được; Đường, mật ong, nước mật đường; Men, bột nở; Muối, gia vị, thảo mộc đã bảo quản; Dấm, nước xốt và các loại gia vị khác; Kem (nước đông lạnh).

Hồ sơ đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt gồm những gì?

Để đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt, Quý vị chuẩn bị hồ sơ hay đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm những giấy tờ, tài liệu như sau:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Quy trình đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt

Chúng tôi chia sẻ về thủ tục đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt đơn giản theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định nhãn hiệu sử dụng để đăng ký

Để xác định nhãn hiệu đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt, Quý vị lưu ý điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu như sau:

– Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

– Nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Theo đó, để đảm bảo hiệu quả đăng ký, việc xác định nhãn hiệu cần dựa trên hoạt động thiết kế mẫu nhãn hiệu và tra cứu để đánh giá khả năng trùng, tương tự đến mức gây nhầm lẫn của nhãn hiệu. Việc tra cứu đòi hỏi nhiều chuyên môn, kinh nghiệm, nếu Quý vị cần được hỗ trợ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam).

Bước 2: Chuẩn bị đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu gồm các thành phần chúng tôi đã nêu trên đây, tuy nhiên, cần lưu ý các yêu cầu:

– Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn;

– Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư  01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

– Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.

– Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

– Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

– Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

– Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);

– Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Quý vị có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp, qua đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ theo một trong các địa chỉ như sau:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Ngoài ra, Quý vị có thể nộp đơn trực tuyến nếu có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Quá trình xử lý đơn của Cục Sở hữu trí tuệ thực tế kéo dài khoảng 2 năm, trải qua các giai đoạn thẩm định hình thức, công bố đơn và thẩm định nội dung. Trong khoảng thời gian này, Cục có thể có các thông báo, yêu cầu đòi hỏi có sự phản hồi kịp thời, thích hợp. Do đó,Quý vị nên theo dõi sát sao quá trình xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 5: Nộp phí cấp văn bằng và nhận văn bằng (nếu đáp ứng điều kiện bảo hộ)

Nếu nhãn hiệu đáp ứng được điều kiện bảo hộ, Quý vị nộp phí theo thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ – Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Dịch vụ đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt

Thủ tục đăng ký thương hiệu nói chung và đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt nói riêng là thủ tục đòi hỏi nhiều chuyên môn, kinh nghiệm. Không ít trường hợp tự mình thực hiện thủ tục khi chưa nắm vững quy định pháp luật có liên quan phải bỏ dỡ thủ tục này, không nhận lại được các khoản phí, lệ phí đã nộp. Do đó, nếu Quý vị muốn đơn giản hóa thủ tục đăng ký thương hiệu, thay vì tự mình tìm hiểu quy định pháp luật, thực hiện các bước trong quy trình đăng ký, có thể sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu của đơn vị uy tín.

Luật Hoàng Phi là địa chỉ uy tín về đăng ký thương hiệu cho các cá nhân, tổ chức. Chúng tôi là đại diện sở hữu công nghiệp nên có đủ tư cách và năng lực đại diện Khách hàng thực hiện các thủ tục có liên quan khi đăng ký thương hiệu và với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn nhận được phản hồi tích cực từ các Khách hàng về chất lượng dịch vụ. Khi đến với dịch vụ đăng ký thương hiệu của Luật Hoàng Phi, Quý vị sẽ được hỗ trợ từ A-Z với các nội dung:

– Tư vấn, giải đáp thắc mắc về thương hiệu, đăng ký thương hiệu;

– Thiết kế thương hiệu (nếu chưa có mẫu nhãn hiệu);

– Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu và xác định phương án đăng ký thương hiệu;

– Soạn đơn đăng ký thương hiệu đầy đủ, chính xác;

– Nộp đơn đăng ký thương hiệu trực tiếp tại trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ;

– Theo dõi sát sao quá trình xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ và kịp thời thông tin, xử lý vướng mắc phát sinh (nếu có);

– Nhận và bàn giao văn bằng bảo hộ cho khách hàng;

– Tư vấn thực hiện quyền, bảo về quyền đối với thương hiệu sau khi đăng ký.

Mong rằng qua những chia sẻ trên đây của chúng tôi về Đăng ký thương hiệu cho bánh ngọt, Quý vị đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích. Trường hợp cần tư vấn, báo phí dịch vụ đăng ký thương hiệu, Quý vị đừng ngần ngại liên hệ Luật Hoàng Phi qua hotline 0981.378.999. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi