Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Thủ tục đăng ký nhãn hiệu rau củ quả tươi sống như thế nào?
  • Thứ tư, 31/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 764 Lượt xem

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu rau củ quả tươi sống như thế nào?

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nôi dung liên quan đến vấn đề Đăng ký nhãn hiệu rau củ quả tươi sống để quý khách hàng tham khảo.

Nhãn hiệu hay thương hiệu đang là chủ đề được quan tâm rất nhiều ở thời điểm hiện này. Tuy nhiên, để xây dựng hay tạo ra một nhãn hiệu của riêng mình lại không phải là một việc dễ dàng.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nôi dung liên quan đến vấn đề: Đăng ký nhãn hiệu rau củ quả tươi.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu hay nhãn hiệu hàng hóa được định nghĩa là những dấu hiệu dùng dể phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Nhãn hiệu được xem là một loại tài sản vô hình của cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ, nhưng tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia khác nhau mà nhãn hiệu cần đăng ký để trở thành thương hiệu được bảo hộ theo pháp luật.

Rau củ quả tươi thường chứa rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể của chúng ta nhưng theo thói quen chung hiện nay. Chính vì thế đây sẽ là thị trường tiềm năng trong tương lai gần.

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu rau củ quả tươi sống?

Quyền đăng ký nhãn hiệu được luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Phân nhóm sản phẩm/ dịch vụ đăng ký nhãn hiệu rau củ quả tươi sống

Các sản phẩm rau củ quả tươi sống được xếp vào nhóm 29 theo bảng phân loại Nice, nhóm này bao gồm:

Nhóm 29: Thịt, cá, gia cầm và thú săn; Chất chiết ra từ thịt; Rau, quả tươi sống, được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt, mứt quả; Trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa; Dầu thực vật và mỡ ăn.

Thủ tục Đăng ký nhãn hiệu rau củ quả tươi

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu rau củ quả tươi được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu rau củ quả tươi

Cá nhân, tổ chức yêu cầu đăng ký cần thực hiện tra cứu nhãn hiệu trước khi chuẩn bị hồ sơ. Việc tra cứu này nhằm giúp tránh được sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc cơ dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định tại số 04 -NH tại Phụ lực A Thông tư số 01/2007-TT/BKHCN.

– Tài liệu, thông tin nhằm mục đích xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký có mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa loại rau mang nhãn hiệu gồm 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (trong trường hợp theo nguyên tắc ưu tiên).

+ Đơn có xác nhận của cơ quan chức năng có thẩm quyền (Bản sao).

+ Nếu được thụ hưởng quyền từ người khác thì phải có giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên.

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nhãn hiệu, trường hợp người nộp đơn thụ hưởng quyền đo từ người khác.

– Chứng từ nộp lệ phí.

– Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện gồm các nội dung được quy định tại khoản 2 – Điều 107 – Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019).

– Trường hợp nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu chứng nhận thì phải có quy chế.

Bước 3: Thẩm định đơn đăng ký thương hiệu rau củ quả tươi

– Thẩm định về tính hợp lệ hình thứ đơn đăng ký tính từ ngày nộp đơn thì việc thẩm định phải được thực hiện trong vòng 01 tháng.

– Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố được tiến hành trong 02 tháng từ ngày đơn thẩm định là hợp lệ.

– Xem xét về nội dung đăng ký nhãn hiệu được tiến hành thời hạn 09 tháng kể từ ngày công bố.

– Cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

Các hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu rau củ quả

– Hình thức nộp đơn trực tuyến (nộp qua mạng):

+ Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền Sở hữu công nghiệp.

+ Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến.

+ Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo và nộp phí/lệ phí theo quy định của pháp luật.

– Nộp đơn trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền:

Nộp trực tiếp tại điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Đà Nẵng. Địa chỉ: Tầng 03, số 135 Minh Mạng – Phường Khuê Mỹ – Quận Ngũ hành Sơn – Thành phố Đà Nẵng.

+ văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Tầng 07 Tòa nhà hà Phan – 17/19 Tôn Thất Tùng – Phường Phạm Ngũ Lão – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ. Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi – Quận Thanh Xuân – Thành phố hà Nội.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó photo Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

Như vậy, Đăng ký nhãn hiệu rau của quả tươi đã được Luật Hoàng Phi hướng dẫn chi trong bài viết phái trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng lưu ý một số nội dung khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu. Chúng tôi mong rằng những nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được Quý bạn đọc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (20 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi