Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký nhãn hiệu đồ nội thất văn phòng
  • Thứ ba, 30/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 225 Lượt xem

Đăng ký nhãn hiệu đồ nội thất văn phòng

Đăng ký nhãn hiệu đồ nội thất văn phòng là nội dung được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo.

Đồ nội thất văn phòng là những sản phẩm được ưa chuộng hiện nay bởi nó đem đến mỹ quan, cảm hứng làm việc và gây ấn tượng cho những khách hàng, đối tác về phong cách làm việc của văn phòng, công ty.

Đăng ký nhãn hiệu đồ nội thất được các cá nhân, tổ chức ngày càng quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị quan tâm thực hiện đăng ký nhãn hiệu đồ nội thất văn phòng hiệu quả, đúng quy định pháp luật. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua nội dung bài viết.

Đồ nội thất văn phòng là gì?

Đồ nội thất văn phòng là những đồ đạc trong không gian làm việc của công ty, doanh nghiệp… Đồ nội thất văn phòng đa dạng chức năng và thiết kế hợp lý, đẹp mắt có thể làm tăng hiệu suất làm việc của nhân viên, gây ấn tượng với khách hàng, đối tác. Vì vậy, đồ nội thất văn phòng được nhiều chủ doanh nghiệp chú trọng đầu tư để tạo nên phong cách, hình ảnh của doanh nghiệp.

Đồ nội thất văn phòng có thể kể đến như: bàn làm việc, ghế văn phòng, tủ văn phòng, máy và thiết bị văn phòng, các loại bút, đồ đựng bút thiết bị văn phòng phẩm, các loại giấy in, các loại tài liệu văn phòng, các tập tin/ bìa kẹp giấy tờ văn phòng, tài liệu, hồ sơ trình ký,…

Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu đồ nội thất văn phòng

Khi chọn lựa các sản phẩm đồ nội thất văn phòng, bên cạnh kiểu dáng, công dụng, nhiều doanh nghiệp quan tâm đến thương hiệu của sản phẩm. Do đó, các sản phẩm có thương hiệu như: Thương hiệu nội thất Hòa Phát, Thương hiệu nội thất Erado, Thương hiệu nội thất nổi tiếng Toàn Phú Furniture, Thương hiệu nội thất Tứ Gia, Thương hiệu nội thất Xuân Hòa, Công ty nội thất Hoàng Anh Gia Lai, Thương hiệu nội thất Phố Xinh, Thương hiệu nội thất Nhà Xinh, Thương hiệu nội thất BAYA Việt Nam, Thương hiệu nội thất ChiLai, Thương hiệu nội thất Antoniolupi được các doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn.

Để tạo nên thương hiệu đồ nội thất, các cá nhân, tổ chức sản xuất, phân phối sản phẩm đồ nội thất nên có ý thức đăng ký nhãn hiệu đồ nội thất càng sớm càng tốt để được cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu đồ nội thất, từ đó trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu đồ nội thất và có các quyền như:

– Sử dụng nhãn hiệu đồ nội thất trên sản phẩm, biển hiệu, chiến dịch quảng cáo, các sản phẩm đi kèm,…

– Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, quyền sở hữu nhãn hiệu cho chủ thể khác để thu lợi ích, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nhãn hiệu;

– Ngăn chặn việc sử dụng nhãn hiệu trùng, gây nhầm lẫn, các dấu hiệu khác ảnh hưởng đến quyền đối với nhãn hiệu của mình;

– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý về hành chính, hình sự, dân sự đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình.

Phân nhóm sản phẩm đồ nội thất văn phòng khi đăng ký nhãn hiệu

Theo Bảng Phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice, Quý vị phân nhóm đồ nội thất văn phòng khi đăng ký nhãn hiệu vào nhóm 20 và có thể mô tả như sau:

Nhóm 20: Đồ nội thất gồm: bàn, ghế, tủ, giường kệ (không bao gồm bộ đồ giường bằng vải); kính (trừ kính xây dựng) và gương gắn vào đồ đạc trong nhà hoặc để trang điểm.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đồ nội thất văn phòng

Để đăng ký nhãn hiệu đồ nội thất văn phòng, Quý vị chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu như sau:

Thứ nhất: Về tài liệu tối thiểu

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Thứ hai: Về tài liệu khác (nếu có)

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Cách thức đăng ký nhãn hiệu đồ nội thất văn phòng

Có hai cách thức đăng ký nhãn hiệu đồ nội thất văn phòng, đó là trực tiếp đăng ký nhãn hiệu đồ nội thất văn phòng và ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thay mình đăng ký nhãn hiệu đồ nội thất văn phòng hay sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu đồ nội thất văn phòng.

Với trường hợp đăng ký nhãn hiệu trực tiếp, Quý vị thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Thiết kế nhãn hiệu

Nhãn hiệu trước tiên phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Do đó, nếu mới chỉ có ý tưởng về nhãn hiệu lốp xe ô tô nhưng chưa thể hiện một cách hữu hình nhãn hiệu này, Quý vị không thể thực hiện đăng ký nhãn hiệu được. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là thiết kế nhãn hiệu.

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu

Bên cạnh khả năng nhìn thấy được, nhãn hiệu để được bảo hộ phải có tính phân biệt. Tính phân biệt này thể hiện ở việc nhãn hiệu không trùng, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác trong lĩnh vực đăng ký, các dấu hiệu đang được ưu tiên, bảo hộ theo quy định pháp luật. Do đó, đi kèm với việc thiết kế nhãn hiệu, Quý vị nên tra cứu nhãn hiệu để đánh giá khả năng phân biệt, xác định khả năng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu.

Bước 3: Chuẩn bị đơn (hồ sơ) đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu gồm các giấy tờ, tài liệu chúng tôi đã hướng dẫn trên đây. Quý vị cần lưu ý về biểu mẫu và các thành phần để tránh sai mẫu, bỏ sót thành phần, nội dung.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ theo một trong các địa chỉ như sau:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Bước 5: Theo dõi quá trình xử lý đơn của cơ quan nhà nước

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Thực tế, quá trình này diễn ra khoảng hai năm, Quý vị cần theo dõi sát sao để có phản hồi phù hợp trước các yêu cầu của cơ quan nhà nước.

Bước 6: Nhận văn bằng bảo hộ nếu đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật

Nếu nhãn hiệu đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, qua quá trình thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo chủ đơn nộp phí cấp văn bằng bảo hộ. Quý vị nộp phí để được cấp văn bằng bảo hộ theo đúng quy định pháp luật.

Với trường hợp đăng ký nhãn hiệu tại Luật Hoàng Phi, Quý vị sẽ được hỗ trợ trọn gói các bước trên đây.

Tại sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Hoàng Phi?

Khi cần đăng ký nhãn hiệu, Quý vị không thể bỏ qua dịch vụ của Luật Hoàng Phi bởi các lý do sau đây:

– Luật Hoàng Phi là địa chỉ uy tín, có đầy đủ tư cách và năng lực chuyên môn.

Luật Hoàng Phi là đại diện sở hữu công nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật, có đầy đủ tư cách và năng lực đại diện khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến đăng ký nhãn hiệu. Với hơn 12 năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn nhận được những phản hồi tích của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Khi Quý khách hàng sử dụng dịch vụ, trách nhiệm của Luật Hoàng Phi được thể hiện qua hợp đồng dịch vụ pháp lý với những điều khoản chi tiết, rõ ràng.

Đội ngũ thực hiện dịch vụ của chúng tôi là các Luật sư, chuyên viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và luôn tận tâm vì lợi ích khách hàng, do đó, chất lượng dịch vụ được đảm bảo ở từng khâu và trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ.

– Dịch vụ của chúng tôi trọn gói, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho khách hàng.

Chúng tôi hỗ trợ trọn gói dịch vụ với các nội dung:

+ Tư vấn, giải đáp thắc mắc về nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;

+ Thiết kế nhãn hiệu (nếu chưa có nhãn hiệu);

+ Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu và xác định phương án đăng ký nhãn hiệu;

+ Soạn đơn đăng ký nhãn hiệu đầy đủ, chính xác;

+ Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ;

+ Theo dõi sát sao quá trình xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ và kịp thời thông tin, xử lý vướng mắc phát sinh (nếu có);

+ Nhận và bàn giao văn bằng bảo hộ cho khách hàng;

+ Tư vấn, hỗ trợ thực hiện quyền sở hữu công nghiệp sau đăng ký một cách hiệu quả.

– Chi phí thực hiện dịch vụ hợp lý.

Chi phí thực hiện dịch vụ của chúng tôi được chính các khách hàng đánh giá là hợp lý, ở mức cạnh tranh so với các đơn vị cung cấp dịch vụ trên thị trường. Cùng với đó, chúng tôi thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi, tri ân đi kèm chương trình hậu mãi hấp dẫn và thiết thực.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến đăng ký nhãn hiệu đồ nội thất văn phòng. Trường hợp cần tư vấn, báo phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, Quý vị hãy liên hệ ngay tới Luật Hoàng Phi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam). Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi