Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Quy trình đăng ký nhãn hiệu dịch vụ khám chữa bệnh
  • Thứ ba, 30/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 218 Lượt xem

Quy trình đăng ký nhãn hiệu dịch vụ khám chữa bệnh

Là Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật, Luật Hoàng Phi có đầy đủ tư cách và năng lực thay mặt khách hàng thực hiện các công việc cần thiết đăng ký nhãn hiệu.

Để đáp ứng nhu cầu khám sức khỏe ngày càng cao của người dân, nhiều cơ sở khám chữa bệnh được thành lập và đi vào hoạt động. Một trong những vấn đề được các cơ sở này đặc biệt quan tâm là xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, hướng dẫn về Đăng ký nhãn hiệu dịch vụ khám chữa bệnh – một trong những biện pháp được đánh giá là hữu hiệu để các cơ sở khám chữa bệnh khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.

Những lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu dịch vụ khám chữa bệnh

Chúng tôi khuyên tất cả các Quý vị có ý định hay đã hoạt động khám chữa bệnh nên đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt bởi cá nhân, tổ chức đăng nhãn hiệu khám chữa bệnh trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu tương ứng, từ đó được:

Trực tiếp sử dụng độc quyền nhãn hiệu trên biển hiệu, trong các chiến dịch quảng cáo, trên các công cụ, phương tiện thực hiện dịch vụ,…

Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho chủ thể khác nếu không còn sử dụng hoặc muốn nhân rộng quy mô qua hình thức hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc hợp đồng li-xăng.

Ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu từ các chủ thể khác và có cơ sở yêu cầu xử lý các hành vi sử dụng trái phép, hành vi khác xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình.

Từ việc độc quyền nhãn hiệu, Quý vị có thể tạo dấu ấn vững chắc đối với người tiêu dùng, tránh việc bị mất hoặc ảnh hưởng đến thương hiệu. Như vậy, đăng ký nhãn hiệu nói chung và đăng ký nhãn hiệu dịch vụ khám chữa bệnh nói riêng rất cần thiết và nên thực hiện càng sớm càng tốt.

Phân nhóm dịch vụ khám chữa bệnh thế nào?

Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu dịch vụ khám chữa bệnh là việc làm cần thiết phải tiến hành trước khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Phân nhóm này được áp dụng theo bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Ni-xơ. Theo đó dịch vụ khám chữa bệnh thuộc nhóm 44.

Nhóm 44: Dịch vụ y tế bao gồm dịch vụ y tế tại tất cả các loại hình như: bệnh viện, phòng khám, trung tâm; dịch vụ tư vấn sức khỏe: tư vấn lĩnh vực dược học, tư vấn về chế độ ăn và dinh dưỡng, tư vấn tâm lý, tư vấn y tế cho người khuyết tật; dịch vụ đánh giá sức khỏe, phân tích y tế dùng cho mục đích chẩn đoán và điều trị được cung cấp bởi các phòng thí nghiệm y tế/phòng xét nghiệm y tế;

Dịch vụ viện/trung tâm điều dưỡng, hộ lý, chăm sóc y tế: chăm sóc người cao tuổi/dưỡng bệnh; dịch vụ viện/trung tâm phục hồi chức năng: vật lý trị liệu, xoa bóp, châm cứu, chữa bệnh bằng phương pháp nắn khớp, phục hồi chức năng người khuyết tật, trẻ tự kỷ, bệnh nhân lạm dụng chất gây nghiện; dịch vụ chăm sóc sau sinh; dịch vụ y tế từ xa; dịch vụ tiêm chủng.

Lưu ý về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu dịch vụ khám chữa bệnh

Thứ nhất: Về thành phần hồ sơ

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu);

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Trong trường hợp cụ thể, hồ sơ phải có thêm các tài liệu như sau:

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Thứ hai: Về một số yêu cầu với hồ sơ

– Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn;

– Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt;

– Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.

– Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

– Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

– Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

– Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);

– Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

Cách thức nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu dịch vụ khám chữa bệnh

Khi đăng ký nhãn hiệu Quý vị có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

Thứ nhất: Hình thức nộp đơn giấy

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

Thứ hai: Hình thức nộp đơn trực tuyến

– Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

– Trình tự nộp đơn trực tuyến:

+ Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến.

+ Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để  xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định.

+ Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận.

+ Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu dịch vụ khám chữa bệnh

Để đăng ký nhãn hiệu dịch vụ khám chữa bệnh quý khách hàng cần thực hiện theo quy trình sau đây:

– Chuẩn bị các thông tin cần thiết để đăng ký nhãn hiệu.

– Tra cứu nhãn hiệu dự định đăng ký để kiểm tra xem nhãn hiệu có khả năng bảo hộ hay không?

– Nếu nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện bảo hồ sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ theo nội dung đã hướng dẫn ở trên, trong trường hợp gặp khó khăn khi chuẩn bị hồ sơ hãy liên hệ đến Luật Hoàng Phi để được hướng dẫn chi tiết hơn.

– Tiếp đó sẽ nộp hồ sơ đến trụ sở chính của Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.

– Cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết hồ sơ nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Đăng ký nhãn hiệu từ A-Z tại Luật Hoàng Phi

Là Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật, Luật Hoàng Phi có đầy đủ tư cách và năng lực thay mặt khách hàng thực hiện các công việc cần thiết đăng ký nhãn hiệu nói chung và đăng ký nhãn hiệu dịch vụ khám chữa bệnh nói riêng. Khi liên hệ sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý vị sẽ được hỗ trợ theo quy trình:

– Tư vấn các nội dung về đăng ký nhãn hiệu và cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo hướng dẫn của chuyên viên thực hiện dịch vụ

Quý vị cung cấp mẫu nhãn hiệu, thông tin về chủ sở hữu,… để chúng tôi soạn hồ sơ. Để đảm bảo khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, tại bước này, chúng tôi sẽ kết hợp với tra cứu theo nhu cầu của Khách hàng.

– Soạn hồ sơ và gửi khách hàng ký để hoàn thiện hồ sơ.

– Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

– Thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ từ cơ quan nhà nước và theo dõi quá trình hồ sơ, thường xuyên cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ cho Khách hàng.

– Nhận và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Khách hàng và có những tư vấn, lưu ý sau khi cấp giấy chứng nhận.

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ đăng ký nhãn hiệu dịch vụ khám chữa bệnh, Quý vị đừng ngần ngại liên hệ qua hotline 0981.378.999. Luật Hoàng Phi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi