Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện
  • Thứ ba, 30/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 282 Lượt xem

Đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện

Đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện là thủ tục pháp lý, theo đó cá nhân, tổ chức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nồi cơm điện tại cơ quan có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ tương ứng – giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện như thế nào? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị giải đáp thắc mắc này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua!

Đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện là gì?

Đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện là thủ tục pháp lý, theo đó cá nhân, tổ chức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nồi cơm điện tại cơ quan có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ tương ứng – giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện có bắt buộc?

Đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện không phải là thủ tục bắt buộc để sản xuất, kinh doanh sản phẩm nồi cơm điện. Tuy nhiên, nếu Quý vị muốn sản phẩm nồi cơm điện của mình có chỗ đứng nhất định trên thị trường thì đăng ký nhãn hiệu là thủ tục không thể bỏ qua. Bởi chỉ khi đăng ký nhãn hiệu, Quý vị mới có cơ sở được xem xét, cấp văn bằng bảo hộ, từ đó có các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Khác với quyền tác giả được bảo hộ từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo ra và thể hiện một cách hữu hình, không phụ thuộc vào việc đăng ký, quyền đối với nhãn hiệu dựa trên quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng. 

Đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện thành công, Quý vị có các quyền:

– Sử dụng, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu. Quý vị có thể gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh. Quý vị có thể lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ. Quý vị có thể nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

– Để khai thác các lợi ích từ quyền đối với nhãn hiệu, Quý vị có thể chuyển giao một phần (chuyển quyền sử dụng) hoặc chuyển toàn bộ quyền đối với nhãn hiệu (chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu) cho chủ thể khác.

– Trường hợp phát hiện ra có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình, Quý vị có quyền yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm dừng hành động đó lại và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý bằng biện pháp hành chính, hình sự, dân sự.

Ngược lại, nếu không đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện, Quý vị đối mặt với thiệt hại từ việc chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu, tạo hàng giả, hàng nhái với nhãn hiệu tương tự, thậm chí mất đi danh tiếng, thương hiệu của mình.

Nộp hồ sơ trước, Quý vị có quyền ưu tiên so với chủ thể khác, do đó, hãy đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt nhé!

Phân nhóm sản phẩm nồi cơm điện khi đăng ký nhãn hiệu

Sản phẩm nồi cơm điện thuộc nhóm 11 theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ của Thỏa ước Nice. Ngoài ra Quý vị có thể đăng ký thêm nhóm 35 khi thực hiện hoạt động mua bán sản phẩm nồi cơm điện. Dưới đây là một số mô tả về nhóm sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ gợi ý cho Quý vị khi đăng ký nhãn hiệu nồi cơm điện:

– Nhóm 11: Nồi cơm điện; ấm siêu tốc; nồi lẩu điện; lò nướng, dùng điện, sử dụng cho mục đích gia đình; máy sấy tóc; bếp từ.

– Nhóm 11: Đèn ngủ; đèn diệt khuẩn; đèn để bàn; nồi cơm điện; nồi lẩu điện; nồi chiên không dầu; nồi nấu chậm; nồi hấp (dùng điện); máy nướng bánh mỳ; máy pha cà phê; máy pha trà; lò nướng; máy sấy tóc; ấm siêu tốc; máy phun sương tạo độ ẩm; quạt mini có thể sạc.

– Nhóm 35: Mua bán thương mại, bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu: các sản phẩm đồ gia dụng trong gia đình (như nồi cơm điện các loại, bếp điện, bếp từ, bếp ga, máy hút mùi, lò vi sóng, lò nướng, máy làm bánh, máy xay, máy ép, bình đun siêu tốc, bàn ủi, bàn là, quạt điện các loại, máy hút mùi, máy sấy, các đồ dụng cụ nhà bếp như nồi, niêu, xoong, chảo, hộp đựng thực phẩm, dao, kéo, dụng cụ làm bánh), phụ kiện nhà bếp (như tạp dề, găng tay, dụng cụ mở nắp hoặc xay giả, màng bọc thực phẩm, ly cốc, bát đũa, đồ đốt tinh đầu, nến), đồ dùng trong phòng ngủ (như chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, tranh, bình hoa), đèn và các thiết bị chiếu sáng, đồ dùng trong nhà tắm (như khăn chổi lau nhà, thảm chùi chân, kệ nhà tắm, xô lau nhà), các đồ dùng sơ sinh, chăm sóc cho em bé, đồ chơi cho bé, quần áo thời trang, giày dép, túi sách, phụ kiện thời trang, dụng cụ dọn dẹp vệ sinh trong nhà, thiết bị điện tử chống trộm, loa, tai nghe, phụ kiện máy tính, âm thanh, dụng cụ trang điềm & chăm sóc sắc đẹp.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện

Thứ nhất: Về hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện theo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chung gồm các thành phần như sau:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Thứ hai: Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện là Cục Sở hữu trí tuệ. Cục hiện có một trụ sở chính tại Hà Nội và 2 văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng như sau:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Thứ ba: Về thời hạn giải quyết

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Thực tế, quá trình này diễn ra khoảng hai năm do tình trạng quá tải hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ.

Thứ tư: Về cách thức nộp hồ sơ

Quý vị có thể nộp hồ sơ trực tiếp về địa chỉ của Cục Sở hữu trí tuệ, nộp qua đường bưu điện về địa chỉ Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nộp hồ sơ trực tuyến, tuy nhiên cần lưu ý:

– Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

– Hình thức nộp đơn trực tuyến chỉ áp dụng với người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền Sở hữu công nghiệp.

Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để  xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định.

Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu nồi cơm điện

Quyền đối với nhãn hiệu được phát sinh, bảo hộ dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ thì văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Do đó, nếu với một lần đăng ký thành công và không gia hạn, nhãn hiệu nồi cơm điện được bảo hộ trong 10 năm tính từ ngày nộp đơn. Quý vị có thể gia hạn hiệu lực bảo hộ không giới hạn số lần để tiếp tục bảo hộ nhãn hiệu sau khi hết thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ.

Tại sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu của Luật Hoàng Phi?

Hơn 10 năm đăng ký nhãn hiệu cùng những giá trị mà chúng tôi đem đến cho khách hàng, Luật Hoàng Phi tự tin là địa chỉ uy tín, đáng tin cậy khi Quý khách hàng cần đăng ký nhãn hiệu. So với các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường, chúng tôi có một số ưu điểm nổi bật như:

– Là đại diện sở hữu công nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật, có đầy đủ tư cách và năng lực đại diện khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến đăng ký nhãn hiệu;

– Có đội ngũ các Luật sư, chuyên viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và luôn tận tâm vì lợi ích khách hàng, chúng tôi chú trọng ở từng khâu thực hiện dịch vụ để đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ

– Dịch vụ của chúng tôi là dịch vụ trọn gói với các nội dung hỗ trợ từ A-Z:

+ Tư vấn, giải đáp thắc mắc về nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;

+ Thiết kế nhãn hiệu (nếu chưa có nhãn hiệu);

+ Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu và xác định phương án đăng ký nhãn hiệu;

+ Soạn đơn đăng ký nhãn hiệu đầy đủ, chính xác;

+ Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ;

+ Theo dõi sát sao quá trình xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ và kịp thời thông tin, xử lý vướng mắc phát sinh (nếu có);

+ Nhận và bàn giao văn bằng bảo hộ cho khách hàng;

+ Tư vấn, hỗ trợ thực hiện quyền sở hữu công nghiệp sau đăng ký một cách hiệu quả.

– Chi phí dịch vụ ở mức hợp lý, cạnh tranh so với các đơn vị cung cấp dịch vụ trên thị trường, có các chương trình ưu đãi, hậu mãi để tri ân khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện, Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc cần được giải đáp, hoặc cần hỗ trợ dịch vụ, đừng ngần ngại liên hệ Luật Hoàng Phi qua hotline 0981.378.999. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi