Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ homestay
  • Thứ ba, 30/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 260 Lượt xem

Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ homestay

Trước khi thực hiện thủ tục Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ homestay cần phân loại nhóm đăng ký, việc phân loại các hàng hóa, dịch vụ khi nộp đơn đăng kí nhãn hiệu được áp dụng theo bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Nice phiên bản 11-2022.

Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành du lịch thì nhu cầu ở của khách hàng cũng ngày càng tăng cao, kéo theo đó là sự phát triển của các mô hình nhưu khách sạn, nhà nghỉ, homestay,…Để tạo dấu ấn cho mô hình homestay của mình thì các chủ sở hữu luôn đề cao việc Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ homestay để nhiều khách hàng biết đến.

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?

Theo quy định tại Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu như sau:

– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

– Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

– Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

– Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Tại sao nên đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ homestay?

Quyền sở hữu hợp pháp nhãn hiệu hợp pháp chỉ được công nhận khi nhãn hiệu đó đã được đăng ký tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nên Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ homestay bởi vì:

– Việc Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ homestay sẽ giúp khách hành phân biệt được và đến đúng địa chỉ homestay, tránh bị chặt chém khi ở nhàm những địa điểm giả mạo.

– Giúp chủ sở hữu có cơ sở pháp lý vững chắc xác nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với thương hiệu trong lĩnh vực du lịch. Đảm bảo chủ sở hữu không bị bất kỳ chủ thể nào khác ngăn cấm sử dụng logo, tên gọi homestay trong hoạt động kinh doanh.

– Ngăn chặn hành vi sử dụng thương hiệu hoặc logo tương tự hoặc gây nhầm lẫn với thương hiệu homestay đã đăng ký.

Phân loại nhóm dịch vụ homestay khi đăng ký nhãn hiệu

Trước khi thực hiện thủ tục Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ homestay cần phân loại nhóm đăng ký. Việc phân loại các hàng hóa, dịch vụ khi nộp đơn đăng kí nhãn hiệu được áp dụng theo bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Nice phiên bản 11-2022.

Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ homestay được phân vào nhóm 43 bao gồm: Dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống; Chỗ ở tạm thời.

CHÚ THÍCH: Nhóm 43 chủ yếu bao gồm các dịch vụ được cung cấp liên quan đến việc chuẩn bị thức ăn và đồ uống để tiêu dùng, cũng như các dịch vụ cung cấp chỗ ở tạm thời.

Nhóm này đặc biệt gồm cả:

– Dịch vụ đặt chỗ ở tạm thời như đặt phòng khách sạn;

– Chỗ ở cho động vật;

– Cho thuê phòng họp, lều và nhà di động;

– Dịch vụ nhà nghỉ cho người hưu trí;

– Dịch vụ nhà trẻ và trông trẻ ban ngày;

– Trang trí thực phẩm, tạo hình trang trí trên thực phẩm;

– Cho thuê thiết bị nấu ăn;

– Cho thuê ghế, bàn, khăn trải bàn, đồ thủy tinh;

– Dịch vụ phòng hút shisha;

– Dịch vụ đầu bếp cá nhân.

Nhóm này đặc biệt không bao gồm:

– Dịch vụ quản lý kinh doanh khách sạn (Nhóm 35);

– Dịch vụ cho thuê bất động sản, như nhà hoặc căn hộ, sử dụng để ở (Nhóm 36);

– Dịch vụ dọn phòng (dọn dẹp) (Nhóm 37);

– Dịch vụ đặt chỗ du lịch và vận chuyển (Nhóm 39);

– Nấu bia và nấu rượu cho người khác, sản xuất bánh mì theo yêu cầu (Nhóm 40);

– Xông khói thực phẩm, bảo quản thực phẩm và đồ uống (Nhóm 40);

– Các dịch vụ giáo dục, hướng dẫn và giải trí, bao gồm các dịch vụ có thể liên quan đến (chỗ ở phụ trợ hoặc thực phẩm) và đồ uống, được cung cấp bởi, ví dụ như trường nội trú, trường mẫu giáo, trại thể thao, vũ trường và câu lạc bộ ban đêm (Nhóm 41);

– Cung cấp các tiện nghi bảo tàng (Nhóm 41);

– Dịch vụ nhà nghỉ dưỡng bệnh và nhà chăm sóc người cao tuổi/người dưỡng bệnh (Nhóm 44);

– Trông giữ trẻ tại nhà, trông giữ thú nuôi tại nhà (Nhóm 45).

Quy trình Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ homestay

– Tra cứu nhãn hiệu dự định đăng ký.

– Dựa trên kết quả tra cứu, nếu nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ homestay.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+ Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

+ Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

 – Các tài liệu khác (nếu có)

+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

+ Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

+ Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

+ Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Sau khi soạn thảo hồ sơ sẽ tiến hành nộp hồ sơ đến Cục sở hữu trí tuệ bằng bằng hình thức nộp đơn giấy hoặc nộp trực tuyến.

Tuy nhiên cần lưu ý điều kiện để nộp đơn trực tuyến là gười nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ homestay ở đâu?

Khi Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ homestay người nộp hồ sơ có thể nộp đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục sở hữu trí tuệ sau đây:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu do Luật Hoàng Phi cung cấp

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực đăng ký thương hiệu Luật Hoàng Phi cam kết hỗ trợ khách hàng giải quyết mọi khó khăn trong quá trình đăng ký nhãn hiệu nói chung và Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ homestay nói riêng một cách nhanh chóng.

Quý khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin liên quan đến nhãn hiệu dự định đăng ký, mọi vấn đề còn lại liên quan đến soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền chúng tôi sẽ thực hiện chuẩn xác và bàn giao kết quả cuối cùng là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho quý khách hàng những thông tin hữu ích liên quan đến đăng ký nhãn hiệu, mọi vấn đề cần được tư vấn hoặc hỗ trợ về dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số 0981.378.999.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu cửa hàng chụp ảnh

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu cửa hàng chụp ảnh. Mời Quý vị theo...

Đăng ký thương hiệu bao cao su

Đăng ký thương hiệu bao cao su là nội dung được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Do đó, Quý độc giả đừng bỏ...

Đăng ký thương hiệu lông mi giả

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về Đăng ký thương hiệu lông mi giả, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký thương hiệu nước khoáng

Đăng ký thương hiệu nước khoáng như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết này để có thêm thông tin hữu ích...

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi