Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam có được bảo hộ trên thế giới không?
  • Thứ hai, 29/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 181 Lượt xem

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam có được bảo hộ trên thế giới không?

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam có được bảo hộ trên thế giới không? Câu hỏi này sẽ được Luật Hoàng Phi trả lời trong bài viết sau

Kiểu dáng công nghiệp là hình thức thể hiện bên ngoài của sản phẩm, ví dụ như vỏ chai nước Lavie, vỏ hộp đựng khẩu trang, vỏ hộp thuốc, kiểu dáng xe đạp… Vậy thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp như thế nào? Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam có được bảo hộ trên thế giới không?

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

Điều kiện được bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp

Một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

– Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

– Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Bên cạnh đó, những đối tượng sau đây sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

– Đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam có được bảo hộ trên thế giới không?

Theo quy định của của pháp luật sở hữu trí tuệ thì việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bị giới hạn trong lãnh thổ của quốc gia được yêu cầu bảo hộ và cấp văn bằng bảo hộ. Theo đó, nếu đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam thì sẽ chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Nếu muốn bảo hộ ở nhiều quốc gia, quý vị phải nộp các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp riêng biệt ở từng quốc gia và tuân theo các thủ tục khác nhau tại mỗi quốc gia đó.

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gốm những tài liệu sau đây:

– 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN;

– 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp gồm các nội dung:

+ Tên kiểu dáng công nghiệp;

+ Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;

+ Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;

+ Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;

+ Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;

+ Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp].

– 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp;

– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam ở đâu?

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ – cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Địa chỉ của Cục Sở hữu trí tuệ như sau:

– Trụ sở chính Cục Sở hữu trí tuệ:

Địa chỉ: 386,đường Nguyễn Trãi,quận Thanh Xuân,TP Hà Nội

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng:

Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

– Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh:

Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp theo 02 hình thức là nộp đơn giấy hoặc nộp trực tuyến.

– Hình thức nộp đơn giấy: Người nộp đơn sẽ nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến một trong ba địa chỉ nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

– Hình thức nộp đơn trực tuyến

Điều kiện để nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tuyến là người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Chi phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục có phí, lệ phí theo quy định của pháp luật, cụ thể:

– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;

– Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại;

– Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng;

– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;

– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình;

– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng;

– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.

Lưu ý: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp, trường hợp Người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại)

Chi phí nêu trên là phí nhà nước khi thực hiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Nếu quý vị đăng ký kiểu dáng công nghiệp thông qua các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thì sẽ thêm phí dịch vụ và mức phí sẽ tùy theo từng đơn vị.

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp uy tín tại Việt Nam

Việc thực hiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp thông qua các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đã không còn xa lạ bởi những tiện ích mà dịch vụ này mang lại. Quý vị có thể liên hệ với Luật Hoàng Phi để chúng tôi đại diện thực hiện các thủ tục cần thiết để bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của Luật Hoàng Phi sẽ bao gồm các công việc:

– Tư vấn trước khi tiến hành đăng ký về mọi vấn đề liên quan

– Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết cho việc đăng ký

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp và chuyển cho khách hàng tham khảo

– Nộp hồ sơ công bố và tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại Cục Sở hữu trí tuệ

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ

– Tư vấn các vấn đề phát sinh liên quan (nếu có) sau khi hoàn thành công việc

Trên đây là nội dung bài viết Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam có được bảo hộ trên thế giới không? Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Luật Hoàng Phi vui lòng liên hệ Hotline: 0981.378.999

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi