Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hà Nội
  • Thứ hai, 29/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 158 Lượt xem

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hà Nội

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hà Nội thực hiện như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến Quý vị về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hà Nội.

Tại sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hà Nội?

Với những lý do sau đây, việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thực sự cần thiết:

– Chỉ khi nộp đơn đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký, quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu mới được phát sinh;

– Được độc quyền sử dụng kiểu dáng trong thời hạn 15 năm, do đó, tạo ra rất nhiều lợi thế cạnh tranh với bên khác;

– Đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ hạn chế được những trường hợp sao chép, làm tương tự, gây ra nhầm lẫn với các sản phẩm cùng loại khác;

– Được pháp luật bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký;

– Trong thời hạn độc quyền, chủ sở hữu cũng có thể thực hiện chuyển nhượng, cho bên thứ ba sử dụng và thu phí… từ đó sẽ mang lại hiệu quả về kinh tế.

Như vậy, từ những lý do trên có thể thấy việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp rất quan trọng. Đây không chỉ là việc để giúp bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, xác lập quyền sở hữu mà còn góp phần trong việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm liên quan đến quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung.

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hà Nội

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hà Nội cần những tài liệu sau đây:

– 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP;

– 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau:

+ Tên kiểu dáng công nghiệp;

+ Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;

+ Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;

+ Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;

+ Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;

+ Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp].

– 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Một số tài liệu khác (nếu có)

+ Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

+ Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Yêu cầu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hà Nội

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

– Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn;

– Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư  01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

– Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;

– Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

– Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

– Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

– Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);

– Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hà Nội

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hà Nội nói chung sẽ được xử lý theo trình tự và thời gian như sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Tuy nhiên, trên thực tế do lượng đơn đăng ký lớn nên thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ phải kéo dài trong 1,5 năm.

Chi phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hà Nội

Phí, lệ phí nhà nước đăng ký kiểu dáng công nghiệp như sau:

– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;

– Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại;

– Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng;

– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;

– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình;

– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng;

– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.

Lưu ý: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp, trường hợp Người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại)

Quý vị muốn sử dụng dịch vụ của Công ty Luật Hoàng Phi, vui lòng liên hệ Hotline của chúng tôi để được tư vấn và báo giá.

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hà Nội uy tín, hiệu quả

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của Công ty Luật Hoàng Phi sẽ thay mặt khách hàng thực hiện toàn bộ công việc của thủ tục, giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, công sức tìm hiểu pháp luật, thực hiện thủ tục.

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của Luật Hoàng Phi bao gồm các công việc:

– Tra cứu kiểu dáng công nghiệp, đánh giá khả năng bảo hộ;

 – Soạn hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp;

– Đại diện khách hàng nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, thực hiện các công việc tại Cục Sở hữu trí tuệ;

– Theo dõi đơn đăng ký và giải quyết các vấn đề phát sinh;

– Nhận kết quả và giao lại cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hà Nội. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi