Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký bản quyền nhân vật hoạt hình mới nhất năm 2024
  • Thứ sáu, 26/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 952 Lượt xem

Đăng ký bản quyền nhân vật hoạt hình mới nhất năm 2024

Đăng ký bản quyền nhân vật hoạt hình như thế nào? Nộp hồ sơ đăng ký ở đâu? Chi phí đăng ký bản quyền nhân vật hoạt hình bao nhiêu tiền? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có ngay câu trả lời!

Đăng ký bản quyền là việc tổ chức, cá nhân đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác lập quyền tác giả với tác phẩm và được pháp luật bảo vệ.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến Quý vị độc giả thủ tục đăng ký bản quyền nhân vật hoạt hình.

Nhân vật hoạt hình có được đăng ký bản quyền không?

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác: là tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau;

– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định;

– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu: phần mềm máy tính,…

– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả. Theo đó tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí;

– Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn;

– Tác phẩm sân khấu là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác;

– Tác phẩm báo chí là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác;

– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó;

– Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác; Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích;

– Tác phẩm kiến trúc là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm: Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh; Công trình kiến trúc;

– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc;

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian.

Như vậy: Nhân vật hoạt hình được xếp vào loại hình tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng và thuộc đối tượng được bảo vệ quyền tác giả.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho nhân vật hoạt hình

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho nhân vật hoạt hình như sau:

a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho nhân vật hoạt hình do chính tác giả ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ;

b) 02 bản sao tác phẩm nhân vật hoạt hình (bao gồm cả bản điện tử);

c) Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền theo quy định tại khoản 6 Điều 38 của Nghị định này;

d) Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền:

Tài liệu chứng minh nhân thân đối với cá nhân: 01 bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý đối với tổ chức: 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định thành lập;

Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo là quyết định giao nhiệm vụ hoặc xác nhận giao nhiệm vụ cho cá nhân thuộc đơn vị, tổ chức đó;

Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao kết hợp đồng sáng tạo là hợp đồng, thể lệ, quy chế tổ chức cuộc thi;

Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được thừa kế là văn bản xác định quyền thừa kế có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;

Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được chuyển giao quyền là hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, mua bán, góp vốn bằng văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;

Trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả phải có văn bản cam đoan về việc tự sáng tạo và sáng tạo theo quyết định hoặc xác nhận giao việc; hợp đồng; tham gia cuộc thi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan.

Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo quy định tại khoản này phải là bản gốc hoặc bản sao có công chứng, chứng thực;

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;

g) Trường hợp trong tác phẩm có sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nào hồ sơ đăng ký bản quyền bị từ chối?

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả bị từ chối trong các trường hợp sau đây

a) Không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 38 của Nghị định 17/2023;

b) Phát hiện tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có hình thức hoặc nội dung: Vi phạm các quy định của Hiến pháp, pháp luật; chống phá Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; mê tín dị đoan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật;

c) Phát hiện tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đang có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và chưa có quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, Tòa án hoặc Trọng tài;

d) Hết thời hạn quy định tại điểm c khoản 5 Điều 38 của Nghị định 17/2023 mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không nhận được hồ sơ hợp lệ hoặc hồ sơ đã nộp lại vẫn không hợp lệ.

Quy trình đăng ký bản quyền nhân vật hoạt hình

Đăng ký bản quyền nhân vật hoạt hình được thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Xác định loại hình tác phẩm đăng ký

Việc xác định loại hình tác phẩm liên quan trực tiếp đến việc soạn thảo hồ sơ, vì thế, trước khi đăng ký, chủ đơn cần phải xác định tác phẩm là tác phẩm văn học, tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh hay bản họa đồ…

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền nhân vật

Hồ sơ đăng ký bản quyền nhân vật hoạt hình đã được chúng tôi giới thiệu ở phần trên.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền nhân vật hoạt hình

Hồ sơ được lập thành 01 bản và nộp đến Cục Bản quyền tác giả. Chủ đơn có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến một trong 3 địa chỉ dưới đây:

– Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội:

Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.

ĐT: 024.38 234 304.

– Văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh:

Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.

ĐT: 028.39 308 086

– Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng:

Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.

ĐT: 0236.3 606 967

Bước 4: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Trường hợp hồ sơ không đủ, sai sót, Cục Bản quyền tác giả sẽ thông báo đến chủ đơn để kịp thời sửa đổi.

Thời hạn bảo hộ cho tác phẩm nhân vật hoạt hình

Điểm a, b Khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về thời hạn bảo hộ như sau:

“a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;”

Như vậy, nếu nhân vật hoạt hình đăng ký được cấp Giấy chứng nhận thì sẽ được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo sau khi tác giả chết.

Dịch vụ đăng ký bản quyền nhân vật hoạt hình qua Luật Hoàng Phi?

Luật Hoàng Phi cung cấp các dịch vụ về đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ doanh nghiệp, giấy phép, tư vấn pháp luật. Chúng tôi được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn bởi:

– Luật Hoàng Phi có đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý am hiểu pháp luật sở hữu trí tuệ và các luật liên quan khác;

– Chi phí phù hợp với chất lượng dịch vụ;

– Luật Hoàng Phi là tổ chức đại diện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép;

– Chúng tôi có văn phòng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thuận lợi cho những khách hàng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Nếu khách hàng ở tại 02 thành phố này, chúng tôi có thể đến tư vấn trực tiếp nếu khách hàng có yêu cầu.

– Luật Hoàng Phi có trên 10 năm kinh nghiệm trong công việc.

Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ đăng ký bản quyền nhân vật hoạt hình có thể gọi qua:

– Điện thoại: 024.62852839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

– Hotline hỗ trợ dịch vụ: 0961.589.688 – 0981.378.999

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Địa chỉ Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi