Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cán bộ công chức Hướng dẫn Đại hội chi đoàn 2024
  • Thứ năm, 28/12/2023 |
  • Cán bộ công chức |
  • 11133 Lượt xem

Hướng dẫn Đại hội chi đoàn 2024

Việc tham gia vào tổ chức đoàn có ý nghĩa rất lớn đối với thanh niên, thông qua các chương trình của tổ chức đoàn sẽ giúp thanh niên có thể rèn luyện được kỹ năng sống, hoàn thiện bản thân từ đó sẽ giúp thanh niên trở thành một con người có ích cho đất nước, cho xã hội.

Không phải tất cả mọi thanh niên đều được kết nạp vào đoàn mà để được trở thành đoàn viên một cá nhân phải luôn nỗ lực phấn đấu cố gắng học tập và tham gia các hoạt động chung. Sau khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện và được kết nạp vào đoàn thì ngoài việc đóng đoàn phí đầy đủ thì việc tham gia vào đại hội chi đoàn cũng là trách nhiệm mà mọi đoàn viên cần phải thực hiện.

Khái niệm đại hội chi đoàn?

Đại hội chi đoàn là việc tổng kết lại những kết quả đã đạt được trong một nhiệm kỳ hoạt động của ban chấp hành chi đoàn, trên cơ sở đó sẽ đưa ra được những phương hướng và nhiệm vụ cụ thể để nâng cao chất lượng hoạt động của đoàn trong những nhiệm kỳ tiếp theo.

Việc tổ chức đại hội chi đoàn có vai trò rất quan trọng bởi vì thông qua báo cáo kết quả đạt được trong nhiệm kỳ sẽ giúp đoàn viên nắm được những việc mà chi đoàn đã thực hiện tốt, những công việc mà đoàn viên cũng như chi đoàn chưa làm được.

Trên cơ sở báo cáo đó thì đoàn viên cũng như chi đoàn sẽ tiến hành thảo luận để từ đó đưa ra được phướng hướng giải quyết những công việc chưa làm được góp phần nâng cao hiệu quả công việc trong nhiệm kỳ tiếp theo.

Theo quy định của điều lệ đoàn thì đoàn viên có quyền: Yêu cầu tổ chức đoàn đại diện và bảo vệ quyền, những lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình, đoàn viên được giúp đỡ và tạo điều kiện để phấn đấu trưởng thành. Đoàn việc được tham gia ứng cử, đề cử và được bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn. Đoàn viên sẽ được thảo luận, được thông tin, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về công việc của tổ chức đoàn; được tham gia vào các hoạt động đoàn tại nơi mình cư trú.

Tất cả mọi hoạt động của đại hội chi đoàn phải thực hiện theo đúng quy định trong điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, theo các quy định của trung ương đoàn và theo hướng dẫn của ban chấp hành đoàn trường.

Nhiệm kỳ đại hội chi đoàn mấy năm 1 lần?

– Theo quy định của điều lệ đoàn thì nhiệm kỳ đại hội của chi đoàn và tổ chức cơ sở đoàn như đại hội chi đoàn khu vực địa bàn dân cư, chi đoàn trong các trường học, đoàn trường của trường trung học phổ thông, đoàn Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường xuyên là 1 năm 1 lần.

– Đối với đại hội chi đoàn ở cơ sở; các chi đoàn trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp; đoàn trường trung cấp sẽ là 5 năm 2 lần. Đại hội đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn; Đoàn cơ sở trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp sẽ là 5 năm 1 lần.

Trong đại hội sẽ  thực hiện việc thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của ban chấp hành; quyết định phương hướng, nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ; thực hiện việc bầu ban chấp hành; đóng góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.

Việc tổ chức đại hội của chi đoàn sẽ do đại hội đoàn viên của chi đoàn, chi đoàn cơ sở; đại hội đoàn viên hoặc đại hội đại biểu của đoàn cơ sở sẽ do ban chấp hành chi đoàn, chi đoàn cơ sở và đoàn cơ sở triệu tập.

Từ đó có thể thấy được rằng đại hội đoàn ở những đơn vị khác nhau thì sẽ có nhiệm kỳ khác nhau theo quy định tại điều lệ đoàn như đã nêu ở trên. Việc tổ chức đại hội cần phải thực hiện theo đúng nhiệm kỳ quy định.

Đoàn chủ tịch đại hội chi đoàn gồm những ai?

Đoàn chủ tịch trong đại hội chi đoàn gồm những đồng chí có khả năng tổ chức, điều hành, có uy tín và nắm chắc các nguyên tắc của điều lệ đoàn. Cơ cấu trong đoàn chủ tịch nên có 03 đồng chí và có cả ủy viên ban chấp hành cũ, nhân sự dự kiến tham gia ban chấp hành mới; có bí thư chi đoàn, lớp trưởng.

Trong đại hội chi đoàn cần phải bầu đoàn chủ tịch hoặc là bầu chủ tọa để thực hiện điều hành những công việc diễn ra trong đại hội. Đoàn chủ tịch hoặc là chủ tọa sẽ có quyền xem xét và đưa ra kết luận cuối cùng về việc có cho rút tên hoặc là không cho rút tên ở trong danh sách bầu cử hoặc công việc của đại hội.

Ngoài đoàn chủ tịch thì trong đại hội còn cần có thư ký để tiến hành việc ghi biên bản, tổng hợp ý kiến phát biểu và các biểu quyết trong đại hội và giúp việc cho đoàn chủ tịch; thư ký thường là sẽ có 2 đồng chí.

Tiếp đó trong đại hội cũng cần có thêm tổ bầu cử để hướng dẫn cụ thể về thể lệ bầu cử, chuẩn bị phiếu bầu hợp lệ, kiểm phiếu và thực hiện việc công bố kết quả bầu cử, làm biên bản bầu cử.

Tổ bầu cử thường sẽ có 3 đồng chí, được bầu bằng hình thức biểu quyết và các đồng chí có tên trong danh sách bầu cử của ban chấp hành sẽ không được tham gia làm việc trong tổ bầu cử.

Khi tổ chức đại hội chi đoàn thì cần có đầy đủ đoàn chủ tịch, ban thư ký, tổ bầu cử để đại hội được diễn ra thuận lợi theo đúng trình tự.

Để buổi đại hội chi đoàn được diễn ra nhanh theo đúng trình tự, thủ tục thì trước khi tiến hành đại hội cần phải lập kết hoạch cho việc tổ chức đại hội trên cơ sở những địn hướng và chỉ đạo của đoàn cấp trên.

Trong kế hoạch này cần phải xác định rõ về thời gian, địa điểm và các nội dung chính sẽ diễn ra trong đại hội và phân công người chuẩn bị.

Ngoài ra ban chấp hành chi đoàn cũng cần chuẩn bị bản dự thảo báo cáo kết quả hoạt động của chi đoàn trong nhiệm kỳ vừa qua; bản kiểm điểm của ban chấp hành chi đoàn trong việc lãnh đạo chi đoàn ở nhiệm kỳ vừa qua; đưa ra phương hướng hoạt động của chi đoàn trong nhiệm kỳ tới; chuẩn bị về phương án nhân sự để thực hiện việc bầu ban chấp hành mới;…

Cần xây dựng các văn bản để phục vụ cho đại hội như là chương trình đại hội, kịch bản chi tiết, mẫu phiếu bầu ban chấp hành mới, mẫu biên bản bầu cử, mẫu giấy mời tham gia đại hội, mẫu nghị quyết đại hội và biên bản của đại hội,…

Bài phát biểu chỉ đạo đại hội chi đoàn

Khi tiến hành tổ chức đại hội thì bài phát biểu đại hội chi đoàn là một nội dung không thể thiếu trong đại hội. Bài phát biểu này thường được những người được mời đến tham dự đại hội đọc.

Trong phần đầu của bài phát biểu sẽ là kính thưa đại hội; tiếp đó là nội dung của bài phát biểu. Cụ thể sẽ nêu ra một số nội dung như:

– Nhất trí với bản báo cáo tổng tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ…và chương trình công tác đoàn, phong trào Thanh niên nhiệm kỳ … do đồng chí (…) trình bày.

– Khẳng định thêm một số thành tích của đoàn đã đạt được trong năm qua và đề xuất một số nhiệm vụ của Đoàn trường trong nhiệm kỳ tới:

+ Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và tuổi trẻ học đường với chủ đề xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

+ Các hoạt động của đoàn thanh niên tự nguyện, đội thanh niên xung kích, công tác văn nghệ, thể thao phát triển đặc biệt là phát triển đảng viên mới trong đoàn viên

+ Những hoạt động nhân đạo, từ thiện trong năm qua đã có nhiều cố gắng như là hiến máu nhân đạo,…

– Cuối cùng là tổng kết lại những kết quả mà chi đoàn đã đạt được trong năm qua đồng thời đưa ra phương hướng, nhiệm vụ để hoàn thành tốt những công việc sắp tới.

Như vậy đối với một bài phát biểu chỉ đạo đại hội chi đoàn cần có đầy đủ các nội dung như phần mở đầu thường sẽ là kính thưa đại hội, tiếp đó sẽ nêu lên ý kiến có đồng ý với báo cáo của đại hội đã được thông qua hay không; sau đó là tổng hợp những kết quả mà chi đoàn đã đạt được trong một nhiệm kỳ. Trên cơ sở những kết quả đó sẽ nêu ra những vấn đề còn tồn tại đồng thời sẽ đưa ra những phương hướng cụ thể để giải quyết những vấn đề đó.

Thể lệ bầu cử đại hội chi đoàn

Một trong những vấn đề không thể thiếu khi tiến hành đại hội chi đoàn chính là bầu ban chấp hành mới. Khi tiến hành bầu cử đại hội chi đoàn cần thực hiện đúng theo thể lệ bầu cử được quy định trong đại hội đoàn.

– Việc bầu cử của đoàn có thể được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc là biểu quyết.

– Riêng việc bầu ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành đoàn được thực hiện bằng hình thức là bỏ phiếu kín.

 – Danh sách bầu cử sẽ phải được đại hội đại biểu thảo luận và thông qua bằng cách biểu quyết.

– Khi tiến hành bầu cử thì phải có trên một phần hai số người có mặt tán thành thì người được bầu mới trúng cử.

– Nếu số người có số phiếu trên một phần hai nhiều hơn số lượng cần bầu thì lấy những người có số phiếu cao hơn. Nếu như kết quả bầu cử có nhiều người có số phiếu trên một phần hai và có số phiếu bằng phiếu nhau nhưng nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại trong số những người bằng số phiếu đó; người trúng cử sẽ là người có số phiếu cao hơn và không cần phải trên một phần hai.

– Trong trường hợp thực hiện việc bầu lại nhưng mà số phiếu vẫn bằng nhau thì việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đại hội hoặc hội nghị quyết định.

Như vậy việc bầu ban chấp hành chi đoàn sẽ được thực hiện theo đúng các nguyên tắc như trên, nếu thực hiện không đúng nguyên tắc, thủ tục quy định thì sẽ phải tổ chức bầu lại.

Mong rằng qua nội dung bài viết trên của Luật Hoàng Phi đã giải thích cụ thể hơn cho độc giả về khái niệm đại hội chi đoàn, nhiệm kỳ của đại hội, bài phát biểu trong buổi đại hội của chi đoàn và thể lệ tiến hành bầu cử trong đại hội của chi đoàn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi