• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Cán bộ công chức |
  • 3814 Lượt xem

Công chức loại c là gì?

Công chức sẽ được tính toán dựa trên công thức là mức lương cơ sở với mức lương. Hệ thống lương sẽ được phân chia từ bậc 1 đến bậc 12, mỗi ngạch sẽ có các số lương khác nhau.

Có thể đối với nhiều người thì công chức loại c còn khá xa lạ. Do vậy, qua bài viết này hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu Công chức loại c là gì? Và các quy định của pháp luật đối với công chức loại c.

Quy định của pháp luật về công chức

Tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định: “ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.

Đặc điểm của công chức

Thứ nhất: Về tính chất công việc

Công chức là những người làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, trong các tổ chức chính trị xã hội nhất định và có tính chuyên môn nghiệp vụ rõ rệt. Tính thường xuyên được thể hiện thông qua việc tuyển dụng không bị giới hạn về thời gian. Một khi đã được tuyển dụng vào một ngạch, chức danh, chức vụ thì công chức sẽ làm việc thường xuyên, liên tục .

Tính chuyên môn nghiệp vụ của công chức được thể hiện thông qua việc công chức đó được xếp vào một ngạch. Hiện nay ngạch của công chức bao gồm: Chuyên viên cao cấp và tương đương, chuyên viên chính và tương đương, chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên.

Thứ hai: Về cách thức trở thành công chức

Hiện nay pháp luật ghi nhận 2 con đường trở thành công chức, đó là: Tuyển dụng hoặc bổ nhiệm. Việc tuyển dụng công chức sẽ trực tiếp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành căn cứ theo yêu cầu nhiệm vụ, vị trí làm việc và chỉ tiêu biên chế được giao.

Theo điều 39 Luật Cán bộ, công chức thì cơ quan sau đây sẽ tiến hành tuyển dụng viên chức, đó là: TANDTC, VKSNDTC, Kiểm toán nhà nước, Bộ và các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND tỉnh, Cơ quan của Đảng, các tổ chức chính trị – xã hội.

Thứ ba: Về nơi làm việc của công chức

Trên thực tế thì nơi làm việc của công chức rất đa dạng, như công tác tại các cơ quan của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ngoài ra thì công chức còn làm việc ở các cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam, công an nhân dân, trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ tư: Về thời gian công tác của công chức

Công chức sẽ đảm nhiệm công tác kể từ khi được bổ nhiệm, tuyển dụng cho tới khi đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật Lao động mà không hoạt động theo nhiệm kỳ như cán bộ.

Cách phân loại công chức

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức thì việc phân loại công chức sẽ được dựa trên hai loại căn cứ chính, cụ thể:

– Phân loại công chức theo ngạch công chức được bổ nhiệm, theo đó sẽ gồm:

+ Loại A: Là những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp

+ Loại B: Là những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính

+ Loại C: Là những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên

+ Loại D: Là những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự và ngạch nhân viên.

– Phân loại công chức theo vị trí công tác, chức vụ, cụ thể:

+ Công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo

+ Công chức không giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo

Công chức loại c là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện này thì công chức loại C là những công dân Việt Nam được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương, có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc sơ cấp. Công chức loại C sẽ được phân chia thành 3 nhóm đó là C1, C2 và C3.

Căn cứ vào 4 nhóm này mà công chức sẽ có những ngạch công chức khác nhau, hưởng hệ số lương cũng sẽ có sự khác nhau, từ đó mà thu nhập của công chức trong mỗi nhóm cũng sẽ có sự thay đổi.

– Nhóm công chức C1 sẽ gồm có 8 ngạch công chức, đó là: Thủ quỹ kho bạch, ngân hàng; nhân viên hải quan; kiểm ngân viên; thủ kho bảo quản nhóm 1; thủ kho bảo quản nhóm 2; kiểm lâm viên sơ cấp; bảo vệ, tuần tra canh gác; nhân viên bảo vệ kho lưu trữ.

– Nhóm C2 có 2 ngạch công chức là: Thủ quỹ cơ quan, đơn vị và nhân viên thuế

– Nhóm C3 là ngạch kế toán sơ cấp.

Bậc lương của công chức loại c

Tại Khoản 4 Điều 8 Nghị quyết số 70/2018/QH14 thì mức lương cơ sở của công chức được xác định là 1.490.000 đồng kể từ ngày 1/7/2019.

Công chức sẽ được tính toán dựa trên công thức là mức lương cơ sở với mức lương. Hệ thống lương sẽ được phân chia từ bậc 1 đến bậc 12, mỗi ngạch sẽ có các số lương khác nhau. Trong 3 nhóm C1, C2, C3 thì C3 là ngạch có số lương thấp nhất, C2 có số lương cao nhất. Chi tiết về số lương từng bậc của mỗi nhóm như sau:

– Nhóm C1: Bậc 1 sẽ có số lương là 1,65. Lương của người có bậc 1 thuộc nhóm C1 sẽ được tính theo công thức: 1.65 x 1.490.000 = 2.458.500 đồng / tháng. Mỗi bậc sẽ có hệ số riêng, các số lương lần lượt theo bậc sau: Bậc 2 – 1,83; bậc 3 – 2,01; bậc 4 – 2,19; bậc 5 – 2,37; bậc 6 – 2,55; bậc 7- 2,73; bậc 8 – 2,91; bậc 9 – 3,09; bậc 10 – 3,27; bậc 11 – 3,45; bậc 12 – 3,63.

– Nhóm C2: ở bậc 1 Nhóm 2 có số lương là 2,00. Các bậc tăng dần có số lương là: Bậc 2 – 2,18; bậc 3 – 2,36; bậc 4 – 2,54; bậc 5 – 2,72; bậc 6 – 2,9; bậc 7 – 3,08; bậc 8 – 3,26; bậc 9 – 3,44; bậc 10 – 3,62; bậc 11 – 3,80; bậc 12 – 3,98.

– Nhóm C3: Công chức thuộc chức năng có mức lương thấp nhất với số lần lượt là: Bậc 1 – 1,5; bậc 2 – 1,68; bậc 3 – 1,86; bậc 4 – 2,04; bậc 5 – 2,22; bậc 6 – 2,40; bậc 7 – 2,58; bậc 8 – 2,76; bậc 9 – 2,94; bậc 10 – 3,12; bậc 11 3,30; bậc 12 – 3,48.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Công chức loại c là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi