Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan gồm những ai?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 527 Lượt xem

Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan gồm những ai?

Chủ sở hữu tác phẩm có quyền chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sở hữu tác phẩm cho cá nhân hoặc pháp nhân khác. Việc chuyển giao một phần quyền sở hữu tác phẩm không ảnh hưởng đến phần còn lại của quyền sở hữu tác phẩm.

Chủ sở hữu quyền tác giả không phải là người sáng tạo ra tác phẩm, nhưng có quyền sở hữu tác phẩm. Vậy Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan gồm những ai? Khách hàng quan tâm nội dung trên vui lòng theo dõi bài viết để hiểu rõ.

Chủ sở hữu quyền tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả không phải là người sáng tạo ra tác phẩm, nhưng có quyền sở hữu tác phẩm. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản là quyền làm ra tác phẩm phát sinh từ tác phẩm gốc, quyền công bố như biểu diễn tác phẩm trước công chúng, quyền sao chép tác phẩm, quyền phân phối, nhập khẩu bản ốc hoặc bản sao tác phẩm, truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mang thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện nào khác.

Chủ sở hữu quyền tác giả cồn có quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Các quyền này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện.

Các tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền này, nhưng phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Như vậy, quyền tài sản cả chủ sở hữu tác phẩm được xác định từ những giao dịch mà chủ thể của quyền này tham gia với người thứ ba (ngoài tác giả).

Chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả.

Thứ nhất, chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả (Điều 37 Luật Sở hữu trí tuệ) Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân theo quy định của pháp luật.

Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả (Điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ). | Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với tác phẩm đó.

Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm quy định, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với phần riêng biệt đó.

Thứ hai, Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả (Điều 39 Luật SHTT) Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả.

Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.. KH Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thứ ba, chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế (Điều 40 Luật SHTT).

Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.

Thứ tư, chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền (Điều 41 Luật SHTT) Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này theo thỏa thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả.

Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định.

Thứ năm, chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước (Điều 42 Luật SHTT) | Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:

– Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này;

– Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản; .

– Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ thì thuộc về công chúng. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác: Quyền đặt tên tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Chủ sở hữu quyền liên quan Quyền liên quan được bảo hộ theo các điều kiện luật định.

Theo quy định tại Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ, điều kiện bảo hộ quyền liên quan. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan:

1) Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).

2) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật SHTT.

3) Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).

4) Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng).

+ Các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ gồm:

a) Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;

b) Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;

c) Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này;

d) Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này;

đ) Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam.

 – Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 + Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;

– Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+  Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả..

Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.

– Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.

Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.  Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân hoặc là tổ chức sở hữu các quyền tác giả có thể quyền giao được theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu được quy định tại Điều 746 Bộ luật Dân sự được phân làm hai loại xét theo mối quan hệ với quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm

Tác giả là cá nhân sáng tạo một phần hoặc toàn bộ tác phẩm, công trình không phụ thuộc vào nhiệm vụ được giao hoặc sáng tạo theo nghĩa vụ của hợp đồng.

– Xét về nhiệm vụ, tác giả tự mình sáng tạo ra tác phẩm hoặc công trình mà không phụ thuộc vào nhiệm vụ do tổ chức, cơ quan, đoàn thể phân công. .

– Xét sự phụ thuộc về kinh tế, tác giả sáng tạo không phụ thuộc vào kinh phí do người khác cấp để sáng tạo, không phụ thuộc vào bất kỳ hợp đồng sáng tạo thuê nào. .  Tác giả sáng tạo không phụ thuộc và hai mối quan hệ trên thì tác giả vừa là tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do mình sáng tạo ra đồng thời tác giả còn là chủ sở hữu của những tác phẩm đó. Trong trường hợp này, tác giả được coi như một chủ thể kép.

Mọi quyền nhân thân và quyền tài sản pháp luật quy định cho tác giả và chủ sở hữu tác phẩm đều thuộc về tác giả. Đối với tác phẩm đồng tác giả, nếu đồng tác giả cùng sáng tạo ra tác phẩm, công trình mà không liên quan đến hai mối quan hệ phụ thuộc trên thì các đồng tác giả cũng đồng thời là chủ sở hữu chung tác phẩm do họ cùng sáng tạo. Mọi quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, của chủ sở hữu tác phẩm mà pháp luật quy định đối với tác giả và chủ sở hữu tác phẩm thuộc về các tác giả là chủ sở hữu chung tác phẩm.

Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả

Chủ ở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả bao gồm những chủ thể xác định được trong các mối quan hệ;

– Cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do tác giả sáng tạo theo nhiệm vụ mà cơ quan hoặc tổ chức giao hàng

– Cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do tác giả sáng tạo theo hợp đồng.

Chủ sở hữu trong hai trường hợp trên là cơ quan, tổ chức đã giao nhiệm vụ cho tác giả sáng tạo và cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả là chủ sở hữu tác phẩm. Căn cứ xác định chủ sở hữu tác phẩm dựa trên một trong hai mối quan hệ hành chính và quan hệ dân sự;

– Quan hệ hành chính là quan hệ giữa cơ quan, tổ chức với tác giả. Tác giả sáng tạo theo nhiệm vụ được phân công hoặc phù hợp với chuyên môn của tác giả trong mối quan hệ hành chính. Tác giả sáng tạo do được trả lương để sáng tạo hoặc được cơ quan, đơn vị nơi tác giả công tác cấp kinh phí để tác giả sáng tạo, khi tác phẩm được tác giả sáng tạo ra thuộc quyền sở hữu của cơ quan, đơn vị đó;

Quan hệ dân sự, chủ thể của quan hệ hợp đồng sáng tạo được giao kết giữa tác giả với tổ chức hoặc giữa tác giả với cá nhân khác. Hợp đồng sáng tạo phần lớn là hợp đồng có đền bù. Tác giả được hưởng các lợi ích vật chất do bên thuê sáng tạo trả. Tổ chức và cá nhân thuê tác giả sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật là chủ sở hữu tác phẩm do tác giả sáng tạo theo hợp đồng.

Hợp đồng sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật là hợp đồng dân sự, do vậy các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự cũng được áp dụng đối với hợp đồng sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Tuy nhiên, cần phải phân biệt hợp đồng sáng tạo với hợp đồng mà đối tượng là tài sản khác ở chỗ tác giả, chủ thể sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự. Người sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học không phụ thuộc vào độ tuổi nhưng trong trường hợp người chưa trưởng thành giao kết hợp đồng sáng tạo thì phải có người đại diện hợp pháp của người đó.

Qua phân tích điều kiện có hiệu lực của hợp đồng sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, chúng tôi thấy cần thiết phải làm rõ những loại hợp đồng sáng tạo trong các trường hợp cụ thể sau:

Trên thực tế còn tồn tại những hiện tượng tiêu cực cần phải loại bỏ triệt để đó là trường hợp viết thuê, sáng tạo thuê hoàn toàn vì lợi ích của người thuê. Những loại quan hệ trái pháp luật do mục đích giao kết hợp đồng và vi phạm bản chất, nguyên tắc trong quan hệ pháp luật dân sự hoặc vi phạm quyền nhân thân không thuộc trường hợp sáng tạo theo hợp đồng do pháp luật quy định. Những quan hệ hợp đồng thuê sáng tạo dưới đây không làm phát sinh quyền của người thuê và người đó không thể được coi là chủ sở hữu tác phẩm hay tác giả:

– Tác giả đã sáng tạo ra tác phẩm, công trình hoàn toàn vì lợi ích của người thuê về nhân thân và về tài sản. Thông qua quan hệ trái pháp luật đó, tác giả đã như người hóa thân vào người thuê và vì quyền của người thuế. Thông qua mục đích giao kết hợp đồng trái pháp luật này, tác giả không những bán đứt tác phẩm của mình mà còn bán cả quyền nhân thân không thể tách rời bản thân mình vì lợi ích tuyệt đối của người thuê sáng tạo tác phẩm, công trình.

Tác giả bán tác phẩm, công trình của mình hoặc sáng tạo ra tác phẩm công trình cho người thuế, mang tên người thuê và người thuê là “tác giả” của tác phẩm, công trình đó. Trong trường hợp này tác giả đã “bán đứt” cả quyển nhân thân không thể chuyển dịch và quyền tài sản cho người thuê sáng tạo. Bằng biện pháp này, người mua đứt tác giả và tác phẩm đã dùng sản phẩm trí tuệ mua được với tư cách là tác giả nhằm mục đích gian lận đánh lừa người khác vì lợi ích của mình.

Một mặt, nó vi phạm quyền nhân thân theo tính chất không thể chuyển dịch (quyền đứng tên tác giả tác phẩm của người trực tiếp sáng tạo), mặt khác, người thuê còn nhằm mục đích đánh lừa người thứ ba, không loại trừ hành vi đó còn nhằm đánh lừa cả cơ quan Nhà nước;

– Thu nhập của tác giả bán đứt quyền sáng tạo ra tác phẩm, công trình của mình là những lợi ích vật chất, thu nhập không hợp pháp;

– Hợp đồng sáng tạo trong trường hợp này là hợp đồng trái pháp luật và là hợp đồng dân sự vô hiệu tuyệt đối. Những căn cứ xác định hợp đồng sáng tạo trong trường hợp trên là vô hiệu tuyệt đối vì mục đích và nội dung của hợp đồng trái với pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Việc xác định chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học từ căn cứ hợp đồng sáng tạo giữa tác giả với người thuê sáng tạo. Người thuê sáng tạo là chủ sở hữu tác phẩm nhưng không làm triệt tiêu các quyền nhân thân theo tính chất không thể chuyển dịch cho người khác mà thuộc về tác giả vĩnh viễn (quyền đặt tên tác phẩm, quyền đứng tên tác giả của tác phẩm, quyền được bảo hộ tính toàn vẹn về nội dung của tác phẩm).

Chủ sở hữu tác phẩm là những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật quyền tác giả trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm. Theo tính chất của quyền nhân thân, người thừa kế quyền tác giả được thừa kế các quyền tài sản liên quan đến quyền tác giả còn những quyền nhân thân gắn liền với tác giả theo tính chất không thể chuyển giao thuộc về tác giả vĩnh viễn, người thừa kế không có quyền định đoạt. –

Theo quy định của pháp luật, những người được chủ sở hữu tác phẩm đồng thời là tác giả và chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả chuyển giao quyền của tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm là chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật được chuyển giao.

Chủ sở hữu tác phẩm có quyền chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sở hữu tác phẩm cho cá nhân hoặc pháp nhân khác. Việc chuyển giao một phần quyền sở hữu tác phẩm không ảnh hưởng đến phần còn lại của quyền sở hữu tác phẩm.  Một tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có thể được chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao toàn bộ hoặc một phần tác phẩm cho cá nhân hoặc một pháp nhân khác, tùy thuộc vào cơ cấu nội dung của tác phẩm, công trình.

Những tác phẩm có nội dung là một thể thống nhất không thể tách ra một phần cho dù đó là phần rất nhỏ nhưng cũng đủ phá vỡ nội dung thống nhất của tác phẩm thì không thể chuyển giao cho người khác một phần. Nếu chuyển giao thì phải chuyển giao toàn bộ tác phẩm, công trình. Đối với tác phẩm, công trình có nội dung giữa các phần độc lập nhau, khi chuyển giao một phần nội dung cho người khác, tính thống nhất của nội dung không bị phá vỡ thì việc chuyển giao một phần tác phẩm, công trình thực hiện được.

Trong trường hợp như vậy, chủ sở hữu tác phẩm đối với từng phần được chuyển giao và không chuyển giao được xác định tương ứng với những phần được chuyển giao và phần còn lại. Quyển của chủ sở hữu tác phẩm về nhân thân và tài sản được xác định tương ứng với phần nội dung của tác phẩm, công trình thuộc quyền sở hữu của mình.

->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền tác giả

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi