Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chủ sở hữu quyền tác giả là?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 688 Lượt xem

Chủ sở hữu quyền tác giả là?

Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm được thừa nhận dù họ là người trực tiếp hoặc không trực tiếp tạo ra tác phẩm đó. Theo đó, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về nội dung này từ Điều 36 đến điều 42.

Vậy cụ thể quy định này như thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết với tiêu đề Chủ sở hữu quyền tác giả là?

Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả

Theo quy định tại Điều 36 Luật SHTT, chủ sở hữu quyền tác là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản làm tác phẩm tái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng, sao chép tác phẩm, phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mang thông tin điện tử hoặc bất kỳ kỹ thuật nào khác. Tác giả có quyền cho thuê bản gốc tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; có quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm. Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả

Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả sáng tạo ra tác phẩm, công trình. Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền tác giả tương ứng với phần do mình sáng tạo ra?”.

 Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả sáng tạo ra tác phẩm, công trình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm?

Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả.

– Theo quy định tại Điều 41 (Điều luật được bổ sung năm 2009), chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền.

Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm theo thỏa thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả.

– Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định.

Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước

Theo quy định tại Điều 42 (Điều luật được bổ sung vào Luật SHTT năm 2009), chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước , theo đó Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:

Thứ nhất, tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này;

Thứ hai, tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;

Thứ ba, tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

Tác phẩm thuộc về công chúng 

Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật này thì thuộc về công chúng. Điều 27 Luật SHTT quy định thời hạn bảo hộ là quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền được bảo vệ sự toàn vẹn cả tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Những quyền nhân thân trên đây của tác giả gắn với tác giả suốt cuộc đời và sau khi tác giả chết là vĩnh viễn, không có thời hạn. Quy định này phù hợp với Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật. Lịch sử ra đời của Công ước Berne được xem như một cuộc cách mạng nhằm khuyến khích sáng tạo văn học nghệ thuật và chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền tác giả như sao chép, cắt xén tác phẩm của tác giả.

Vào năm 1800, những tác phẩm nổi tiếng của các nhà văn có tên tuổi trên diễn đàn văn học thế giới đã bị sao chép một cách trắng trợn, công khai để đem bán tại các nước khác không phải là quê hương của tác giả, vì hành vi sao chép, ăn cắp nội dung tác phẩm cho nên người sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật không được hưởng một chút nhuận bút hay tiền thù lao. Các nhà văn nổi tiếng thế giới trong đó có nhà văn Pháp Victor Hugo đã đề xuất thành lập Hiệp hội văn học quốc tế, tiền đề của Hiệp hội Văn học và Nghệ thuật quốc tế. Năm 1886, việc công nhận lẫn nhau về quyền tác giả giữa các quốc gia theo đó điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ được ban hành, Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật được hình thành.

a) Các quyền nhân thân của tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật không thể chuyển giao và được bảo hộ vô thời hạn đã là căn cứ cho các thế hệ sau các nhà văn hiểu được và đánh giá được tác phẩm có giá trị, tác tác phẩm bất hủ trường tồn và là niềm tự hào của dân tộc.

b) Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo thế kỷ XIII chống quân Nguyên – Mông là một bản hùng văn thể hiện sự răn dạy và huấn luyện quân sĩ luôn luôn cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu chống giặc xâm lăng.

c) Bức thư Dụ hàng Vương Thông, nhà Minh do của Nguyễn Trãi viết là một hùng thư, thể hiện rõ khí phách của nhân dân ta kiên cường chống ngoại xâm và thể hiện tính nhân đạo của dân tộc ta khi giặc lâm vào nguy cơ bị diệt vong, nếu chúng ngoan cố không tuân theo lời dụ này. Dân tộc ta anh hùng, nhưng mở đường hiếu sinh cho kẻ thù để bớt máu xương, khi chúng ngoạn cố sẽ chuốc lấy lại vọng. Bức hùng thư này đã cứu sống nhiều binh sĩ và chiến thắng của dân tộc ta trong trường hợp này là chiến thắng của trí tuệ và lòng nhân ái.

d) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946 thể hiện quyết tâm chống giặc ngoại xâm, thể hiện rõ khí phát quật cường của toàn dân tộc quyết không chịu mất nước, không cam chịu trước ách xâm lăng của thực dân Pháp.

Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định:

Tác phẩm không thuộc loại hình đã phân tích trên đây có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả tạo ra tác phẩm, công trình.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi