Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Cha mẹ phân chia tài sản có cần sự đồng ý của các con?
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1534 Lượt xem

Cha mẹ phân chia tài sản có cần sự đồng ý của các con?

Ba mẹ tôi muốn phân chia tài sản chung để làm ăn riêng. Khi ba mẹ tôi làm văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thì có cần sự đồng ý của các con không?

Câu hỏi:

Ba mẹ tôi sống với nhau từ lâu, nhưng mãi đến năm 2009 mới đăng ký kết hôn và có 3 người con 22 tuổi, 19 tuổi và 12 tuổi. Hiện nay, cha mẹ tôi tách ra làm ăn riêng nên muốn thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân: gồm 2 mảnh đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng do cha mẹ tôi đứng tên cấp năm 2010 và 1 căn nhà cũng mang tên ba mẹ tôi. Như vậy tài sản của ba mẹ tôi sẽ được chia như thế nào? Khi làm văn bản phân chia tài sản thì có cần người con 22 tuổi và 19 tuổi ký nhận đồng ý không?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin tư vấn như sau:

Để xác định việc hai người con 22 tuổi và 19 tuổi có phải ký nhận đồng ý vào văn bản thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng của ba mẹ bạn hay không thì cần phải xác định: Quyền sử dụng thửa đất và quyền sở hữu ngôi nhà là tài sản chung của vợ chồng (của ba mẹ bạn) hay là tài sản chung của hộ gia đình.

Thứ nhất: Nếu quyền sử dụng đất và quyền sở hữu ngôi nhà là tài sản chung của ba mẹ bạn.

Theo quy định tại Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Theo quy định trên, ba mẹ bạn có thể thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, nếu như không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết (thường thì tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi).

Trong trường hợp này, ba mẹ bạn sẽ được toàn quyền quyết định phân chia tài sản nêu trên, các con không có quyền thỏa thuận phân chia tài sản. Do vậy, khi ba mẹ bạn tiến hành phân chia tài sản chung vợ chồng thì không cần sự đồng ý của các con.

Thứ hai: Nếu quyền sử dụng đất và quyền sở hữu ngôi nhà là tài sản chung của hộ gia đình.

Tài sản chung của hộ gia đình được quy định tại Điều 108 Bộ luật dân sự 2005 như sau:

 “Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.”

Nếu như quyền sử dụng đất và quyền sở hữu ngôi nhà là do các thành viên trong gia đình bạn cùng đóng góp, tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, thừa kế chung hoặc do thỏa thuận thì sẽ được coi là tài sản chung của hộ gia đình bạn.

Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình được quy định tại Điều 109 Bộ luật dân sự như sau:

“1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.

2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.”

Theo như quy định trên, pháp luật cho phép các thành viên trong gia đình bạn được quyền thỏa thuận phân chia tài sản của hộ gia đình, các thành viên trong gia đình có công sức đóng góp, tạo lập nên tài sản đều có quyền đối với tài sản chung này. Do đó, nếu quyền sử dụng đất và quyền sở hữu căn nhà nói trên là tài sản của hộ gia đình bạn thì khi ba mẹ bạn thực hiện phân chia số tài sản trên thì phải được sự đồng ý của các con từ 15 tuổi trở lên.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi