Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cấp Lại Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu Trường Hợp Nào?
  • Thứ ba, 30/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2444 Lượt xem

Cấp Lại Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu Trường Hợp Nào?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp. Trong trường hợp bị hư hỏng, đánh mất phải làm thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là căn cứ để tổ chức, cá nhân xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu của mình. Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cá nhân, tổ chức sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp khi xảy ra các tranh chấp có liên quan do vậy cần có ý thức bảo vệ và giữ gìn.

Tuy nhiên, hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 10 năm và trong khoảng thời gian đó, có nhiều lý do dẫn đến giấy chứng nhận nhãn hiệu bị thất lạc, rách….. và chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký.

Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn, hướng dẫn cho cá nhân, tổ chức thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong trường hợp nào?

Trong một số trường hợp chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại khi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị rách, hư hỏng hoặc mờ đến mức không còn có thể sử dụng được; bị tháo rời không giữ được dấu niêm phong. Ngoài ra chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cũng có thể yêu cầu cấp lại trong trường hợp bị mất.

Giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

– Giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu bị mất.

– Giấy chứng nhận đăng ký độc quyền bị hỏng, rách, bẩn phai mờ đến mức không sử dụng được, bị tháo rời không giữ được dấu niêm phong.

Khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên, chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu có quyền nộp đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp lại giấy chứng nhận và phải nộp lệ phí tương ứng cho việc cấp lại đó.

cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thương nhân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm các giấy tờ:

+ Tờ khai yêu cầu cấp phó bản/cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

+ 02 mẫu nhãn hiệu;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện như qua Luật Hoàng Phi);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, thẩm định trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn. Sau khi xem xét nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp lại văn bằng bảo hộ và được công bố ở trên công báo sở hữu công nghiệp. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện sẽ ra quyết định từ chối cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và nêu rõ lý do.

Phí là lệ phí cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Muốn cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tổ chức, cá nhân phải nộp đầy đủ giấy tờ và nộp phí, lệ phí theo quy định. Mức phí và lệ phí được quy định cụ thể tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC, theo đó có một số khoản phí như:

– Mức phí công bố quyết định cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 120.000 đồng một đơn.

– Mức phí đăng bạ quyết định cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 120.000 đồng một văn bằng bảo hộ.

– Các khoản phí, lệ phí khác theo hướng dẫn tại Thông tư

Dịch vụ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Luật Hoàng Phi

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp nên cần phải giữ gìn. Khi gặp các vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chủ văn bằng bảo hộ luôn muốn cấp lại một cách nhanh nhất.

Luật Hoàng Phi là một đơn vị uy tín và có nhiều kinh nghiệm trong việc tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu hoặc thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Quý khách chỉ cần cung cấp các thông tin như tên và địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu, mẫu của nhãn hiệu đã được bảo hộ theo văn bằng gốc cùng các tài liệu liên quan khác. Những vấn đề còn lại như soạn thảo hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nộp hồ sơ tại cục sở hữu trí tuệ và trả kết quả cho khách hàng chúng tôi sẽ thực hiện một cách hiệu quả nhất và nhanh chóng nhất.

Đến với dịch vụ của chúng tôi khách hàng sẽ được hỗ trợ những vấn đề sau:

– Tư vấn thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ A đến Z;

– Tư vấn về tài liệu, hồ sơ cần chuẩn bị khi tiến hành cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

– Tư vấn chi phí cấp lại giấy chứng nhận nhãn hiệu cho khách hàng;

– Soạn thảo hồ sơ, ký và nộp hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận nhãn hiệu tại Cục SHTT;

– Tư vấn các vấn đề tiếp theo (nếu có) theo yêu cầu của khách hàng;

Nếu có thắc mắc về cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong trường hợp nào quý khách có thể liên hệ theo số hotline 0961.981.886 để được tư vấn chi tiết nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi